Mục tiêu đặt ra:

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 37 - 38)

Trong giai đoạn 2007-2010, huyện Đan Phượng tiếp tục tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng dãn xuất hàng hoá bền vững và từng bước nâng cao chất lượng lao động, thực hiện các biện pháp hỗ trợ về vốn, đào tạo nghề giúp người lao động có việc làm, giảm mức thấp nhất tỷ lệ thiếu việc làm thường xuyên, người lao động

- Lực lượng lao động bình quân hàng năm tăng 1.900 lao động. Năm 2010 có 72.905 lao động, trong đó số lao động có việc làm 71.592

- Cơ cấu lao động đến năm 2010:

Nông nghiệp - Thuỷ sản: chiếm 53.58% so với số lao động có việc làm Công nghiệp – Xây dựng: chiếm 33.9% so với số lao động có việc làm Dịch vụ - Thương mại: 12.52% so với số lao động có việc làm

- Cơ cấu kinh tế năm 2010:

Nông nghiệp - Thuỷ sản: chiếm 22.5% Công nghiêp – Xây dựng: chiếm 40% Dịch vụ - Thương mại: chiếm 37.5%

- Hàng năm tạo việc làm mới cho 1000 đến 1500 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 500 người), tạo thêm việc làm tại chỗ cho 25.000 lao động nông thôn.

- Đến năm 2010:

+ Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm, việc làm không thường xuyên từ 7.5% xuống còn 5%.

+ Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 83.6%trở lên - Lao động được đào tạo nghề từ 35% trở lên

- Quá trình thực hiện mực tiêu giải quyết việc làm và tạo việc làm cần quan tâm đến các đối tượng lao động là người có công, con em các gia đình có công với cách mạng, bộ đội phục viên xuất ngũ, những hộ nông dân giao đat nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi…

II. Một số giải pháp nhằm làm cho công tác giải quyết và tạo việc làm có hiệu quả hơn trong thời gian tới :

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w