Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 35 - 37)

III, Thực trạng về công tác tạo mở việc làm trong những năm gần đây:

b, Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

* Hạn chế

Chất lượng nguồn lao động của huyện nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá cả về kiến thức, tay nghề, tác phong làm việc; nhất là lao động nông thôn. Xuất hiện tình trạng mất cân đối theo yêu cầu sử dụng lao động và giữa các khu vực: Lao động khu vực nông nghiệp có số lượng lao động lớn nhưng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn nhiều so với lao động ở các khu vực khác. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn tương đối thấp, nên ít có cơ hội chuyển nghề làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. Lao động nông nghiệp nơi bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất chưa được chú trọng dạy nghề, để tuyển vào làm việc tại doanh nghiệp nên còn tồn tại một thực tế là doanh nghiệp thiếu lao động, nhưng chưa giải quyết được nhu cầu lao động tại chỗ ở địa phương. Lao động giản đơn vẫn là chủ yếu, việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp.

Công tác giáo dục hướng nghiệp còn bất cập. Việc tuyên truyền, tư vấn để người lao động lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp chưa được chú trọng. Việc học nghề tại các các cơ sở dạy nghề, các trường công nhân kỹ thuật chưa được người lao động quan tâm đúng mức, lao động được đào tạo tại các trường trung học, Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động được đào tạo nghề dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.

thông qua các dự án dạy nghề nhỏ, các công trình khuyến công, khuyến nông; cơ sở vật chất dạy và học còn thiếu thốn; đội ngũ giáo viên dạy nghề, truyền nghề còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng thực hành của người học chưa cao.

Thực hiện quản lý nhà nước, hỗ trợ người lao động về dạy nghề, giải quyết việc làm còn hạn chế. Việc điều tra nắm nguồn lao động, cơ cáu, chất lượng lao động, nhu cầu cung ứng lao động, tình hình biến động lực lượng lao động, kế hoạch sử dụng lao động giải quyết việc làm chưa được thực hiện thường xuyên. Việc học nghề, truyền nghề của người lao động chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ, định hướng có hiệu quả từ phía chính quyền.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng cho công tác dạy nghề, giải quyết việc làm còn thiếu toàn diện, thiếu đồng bộ, chưa gắn chặt việc dạy nghề và giải quyết việc làm với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Công tác xuất khẩu lao dộng chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức nhà nước địa phương chưa chiếm vị trí chủ đạo trong kết quả xuất khẩu lao động. phần nhiều người lao động tự liên hệ ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hang năm còn ít ở một số xã nghèo và có lượng lao động dôi dư lớn như: Phương Đình, Thọ Xuân, Thượng Mỗ…

Việc điều tra năm nguồn lao động, cơ cấu, chất lượng lao động, tình hình biến độnglực lượng lao động, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, giải quyết việc làm còn chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ.

* Nguyên nhân:

Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác lao đông - việc làm trong giai đoạn hiện nay chưa đầy đủ nên quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện không thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Do vậy công tác tham mưu cho lãnh đạo để hoạch định những

các tổ chức có liên quan đến công tác lao động việc làm và việc thống kê lực lượng lao động hàng năm còn hạn chế.

Một số chính sách của Nhà nước về lao động còn chồng chéo gây nên nhiều khố khăn khi thực hiện.

Đầu tư kinh phí của ngân sách địa phương vào việc dạy nghề còn ít; chưa thực hiện tốt chế độ hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí đào tạo nghề một lần cho người lao động. việc phối hợp giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp về dạy nghề, tuyển dụng lao động tại chỗ vào làm việc trong doanh nghiệp chưa thường xuyên với quy chế rõ ràng.

Lực lượng lao động chiếm số đông là lao động nông nghiệp trình độ thấp, nhận thức nghề nghiệp chưa đủ. Một bộ phận lao động, nhất là lao động trẻ chưa xác định đúng động cơ học nghề, thiếu chủ động tìm kiếm việc làm, ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Kinh phí hỗ trợ học nghề, truyền nghề với lao động nơi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chưa được sử dụng đúng mực đích, đạt hiệu quả.

PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w