XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 37 - 41)

GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN DỊCH VỤLOGISTIC SỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3.XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN

- Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải làm nền tảng cho hoạt động logistics:

Thực hiện theo Quy hoạch cảng biển 2020 và định hướng 2030, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng 2030, đặc biệt Dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển hệ thống GTVT bền vững

VITRANSS2 (sắp được công bố và bàn giao cho Bộ GTVT). Ưu tiên đầu tư các chương trình trọng điểm logistics như phần trên. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, quy hoạch và xây dựng cơ dở hạ tầng logistics phải dựa trên căn cứ

khoa học, phải cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích quốc gia và của ngành, phải đầu tư đồng bộ nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, khai thác cơ sở vật chất có được một cách tốt nhất. Cần kiên quyết, triệt để chống lại hiện tượng vì lợi ích nhóm, lợi ích cúc bộ địa phương nên tỉnh đua nhau xây dựng sân bay, bến cảng, trung tâm logistics…không những “không logistics” mà còn gây hại cho dân, cho nước.

Trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics phải kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, cơ sở vật chất phục vụ logistics đồng thời là hệ thống phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, còn phải chú trọng đến phát triển bền vững, những công trình phục vụ cho logistics đồng thời là công trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin:

Mặc dù đã nhận thức được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là diểm khác biệt cơ bản để phân biệt một doanh nghiệp giao nhận theo kiểu truyền thống với doanh nghiệp logistics và đã có những cố gắng nhất định về trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng thông tin, nhưng hầu hết các doanh nghiệp

logistics Việt Nam mới chỉ dừng ở mức lập website và dùng website để giới thiệu về mình cùng những dịch vụ của mình. Trên trang web của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hoàn toàn không có các tiện ích khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng (track & trace), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ… Cần lưu ý rằng: khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng (visibility) là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin hiện đại là công cụ cơ bản giúp các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị thương trường quốc tế. Chính vì vậy để phát triển dịch vụ logistics thì công việc đầu tiên phải quan tâm là tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Muốn thực hiện công việc này một cách hiệu quả lại cần có tầm nhìn chiến lược và hệ thống giải pháp đồng bộ từ cấp quốc gia xuống đến các doanh nghiệp.

- Giải pháp về đào tạo, nguồn nhân lực:

Cho đến nay mới chỉ có trường Đại học Giao thông vận tải – Tp HCM có ngành đào tạo Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức ở bậc đại học. Các trường đại học còn lại trong nước chưa có một bộ môn đào tạo chuyên sâu về logistics, phần đa chỉ giảng dạy các môn học có liên quan một phần nào đó đến dịch vụ logistics. Vì thế nguồn nhân lực logistics hầu như không có, hoàn toàn phải đào tạo lại từ đầu từ các công ty.

Quá trình nhận thức, xây dựng kỹ năng quản trị, kỹ năng thực hành logistics cần thời gian và công tác vận động, hướng nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành. Các hiệp hội ngành cần tranh thủ tài trợ, hợp tác đào tạo từ nước ngoài.

- Giải pháp về mặt thể chế Nhà nước:

Tự do hóa thị trường logistics để tăng tính cạnh tranh trong ngành. Điều này được các chuyên gia và tổ chức nước ngoài khuyến cáo nhiều. Số đơn vị nội địa tuy lớn về lượng nhưng chỉ chiếm 20% thị phần xuất nhập khẩu VN, trong khi chưa đầy 10% DN liên doanh hay đại diện của nước ngoài chiếm lĩnh 80% thị phần còn lại. Nghiêm trọng hơn, từ năm 2014 trở đi, theo cam kết mở cửa về vận tải biển với WTO và khối ASEAN có hiệu lực thì nước ngoài có thể mở xí nghiệp logistics 100% vốn của họ ở thị trường Việt Nam. Vì vậy tự do hóa nhưng cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước, thành lập Ủy ban quốc gia Logistics trong giai đoạn hiện nay để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn.

Tái cấu trúc logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logisticstrong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài (outsourcing) logistics, điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụlogistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các công ty 3PL, 4PL nước ngoài hoạt động thuận lợi hơn; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viênlogistics.

Bên cạnh đó cần tiếp tục xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động Logistics. Chúng ta đã đưa vào Luật thương mại sửa đổi 8 điều quy định về Dịch vụ Logistics (Điều 233-điều 240) và ngày 5/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Khung pháp lý chung đã có, cần tiếp tục triển khai chi tiết để thực hiện. Qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Để làm tốt việc này nên nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Singapore.

Tạo mối gắn kết giữa hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tư vấn thiết thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh. Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để thực hiện dịch vụ trọn gói (one stop shop), mở rộng tầm hoạt động trong nước và quốc tế.

Có chương trình đẩy mạnh quá trình liên kết, xúc tiến phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phải là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các chuẩn mực, tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành.

Việc đổi tên Hiệp hội Logistics Việt Nam thay cho Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam hiện nay, thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics Việt Nam thuộc Hiệp hội là những bước đi đúng hướng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 37 - 41)