Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 28 - 33)

Sau gần 25 năm phát triển, logistics Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% thị phần trong nước. Bởi lẽ còn nhiều hạn chế:

Dịch vụ logistics của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Trừ các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa; còn lại, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, vốn điều lệ bình quân khoảng 4-6 tỷ đồng, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản chuyên ngành logistics còn rất thấp (khoảng 5-7%).

Đại diện VLA cho hay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyền logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Trong khi, chỉ có trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam nhưng họ chiếm tới 70 – 80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics của nước ta. VLA viện dẫn báo cáo của WB: Lý do chính khiến hoạt động logistics tại Việt Nam kém hiệu quả xuất phát từ việc thiếu độ tin cậy trong suốt chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Các nguyên nhân còn lại được xác định từ yếu tố kỹ thuật, tổ chức thực hiện các hoạt động logistics, luật pháp liên quan điều chỉnh logistics khó hiểu, chi phí “bôi trơn” trong công tác vẩn chuyển.

- Bên cạnh đó là việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, thiếu hành lang đa phương thức; vận tải đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu của chủ hàng và cảng biển chưa được khai thác hết tiềm năng trong khi có khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển logistics của Việt Nam hiện nay, ngoài kết cấu hạ tầng giao thông, các vấn đề liên quan như an toàn giao thông, quy định tải trọng cầu đường… đó chính là thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan.

Ngành logistics Việt Nam chỉ mới phát triển trong vài ba thập niên vừa qua, trong khi các nước đã xây dựng cả một hệ thống logistics hùng hậu. Lấy ví dụ Singapore, họ đã đi đến trình độ tự động hóa và điện tử hóa ở mức độ chuyên môn rất cao. Ngành logistics Việt Nam cần phải có thời gian để xây dựng và thu hẹp khoảng cách. Việc xây dựng một hệ thống logistics quốc gia không thể một sớm một chiều là có được, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối logistics.

- Năng lực của các công ty dịch vụ logistics trong nước còn yếu kém so với các công ty nước ngoài, do đó tạo nên một lực cản lớn khó cạnh tranh thị phần. Các công ty kho vận tại Việt Nam chưa đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư

cho phương tiện vận chuyển, kho bãi chưa được chú trọng, đặc biệt là thiếu và yếu về nhân sự quản lý trong ngành logistics.Thời điểm 2014 mà theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường logistics. Các doanh nghiệpViệt Nam cần phải đủ mạnh để có thể cạnh tranh tự do và sòng phẳng với các công ty nước ngoài, nếu không miếng bánh ngon thị phần sẽ mất tất cả.

- Bên cạnh đó, các yếu tố pháp luật, thể chế về logistics chưa được bổ sung phù hợp với đà phát triển của hệ thống logistics quốc gia, cũng như thủ tục hải quan còn chưa nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

- Một bất lợi rất lớn cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam, là thói quen “bán giá FOB và mua giá CIF”. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 115 tỷ USD nhưng lượng hàng hóa cần vận chuyển và sử dụng các dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 20%-25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Vì sao như thế? Vì thói quen xuất giá FOB làm cho xuất khẩu của nước ta càng nhiều thì đội tàu nước ngoài càng mạnh và nhiều đơn đặt hàng. Chính phủ đã có những chính sách nhằm thay đổi phương thức trên, như thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF nhưng vẫn chưa có nhiều

chuyển biến. Chỉ nhìn vào khoảng 80% đơn hàng xuất khẩu giá FOB, 20% giá CIF cho thấy phần lớn sản lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta là do các tập đoàn nước ngoài thực hiện.

- Logistics có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành logsitics sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy, Logistics được xem như chiếc đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện chi phí logistics ở nước ta cao hơn rất nhiều so các nước trong khu vực.

Hình 2: Tỉ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nước

Nguồn số liệu của các nước: Mỹ: The Journal of Commerce Online Europe, India, Nhật: India knowledge @ Wharton

Trung Quốc: The Global Rail

Singapore, Malaysia, Thai Lan: Frost & Sullivan

(Bài trình bày của Narin Phol, Country Damco Vietnam/Cambodia, tại Hội thảo Vietnam logso, 29/07/2010)

Các quốc gia công nghiệp hiện đại, chi cho logistics từ 10-15% GDP/năm các nước khác còn lại từ 25-27% GDP/năm. Mỹ là nước khởi xướng logistics, chi mỗi năm khoảng 7,7% GDP, Singapore cường quốc logistics thế giới khoảng 8% GDP, các quốc gia khối EU khoảng 10% GDP, Nhật Bản 11% GDP và Trung Quốc là 18% GDP. Riêng VN, nước đang du nhập logistics từ 25 năm nay, chi khoảng 25% GDP/năm cho logistics. Năm 2009 GDP của VN là 96,6 tỷ USD thì chi phí logistics là 23,6 tỷ USD. Quả thật, con số này khó chấp nhận được đối với một quốc gia đang phát triển vừa mới ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp nhất của thế giới, và đang có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung

bình. Logistics vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng là gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân, nếu chúng ta chưa phát huy đầy đủ những ưu việt của nó, nhất là đối với những nước mới hội nhập, có kết cấu hạ tầng giao thông và kinh tế yếu kém.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w