Tổng quan về Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng SHB up (Trang 45)

2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng SHB chi nhánh

Hà Nội

Trước năm 1992, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nội là một Chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 10, quốc hội khoá VIII về việc phân định địa giới hành chính tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Hà Nội được tái lập từ ngày 01/4/1992. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nội được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/1/1992, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992.

Tại thời điểm tái lập tỉnh, tổng dư nợ của Chi nhánh là 7.836 triệu đồng. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 3.456 triệu đồng, dư nợ trung hạn là 25 triệu đồng, dư nợ dài hạn là 4.355 triệu đồng. Nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh mới đạt 397 trđ, chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các TCKT.

Sau những năm làm nhiệm vụ cấp phát và cho vay theo KHNN, đầu năm 1995, cùng với sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của toàn hệ thống, nguồn vốn cấp phát của Chi nhánh được bàn giao sang Cục đầu tư phát triển cùng 14 cán bộ làm nhiệm vụ cấp phát. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nội với 22 cán bộ còn lại chuyển hẳn sang nhiệm vụ mới – là một ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp theo nguyên tắc “ đi vay để cho vay”, được huy động vốn ngắn, trung, dài hạn để cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo KHNN, các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, cho vay vốn lưu động, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động chủ yếu chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng, phục vụ việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Để mở rộng mạng lưới hoạt động, tháng 04/2002 Chi nhánh thành lập phòng Giao dịch Tam điệp tại khu vực thị xã Tam điệp, phục vụ nhu cầu giao dịch của các phần kinh tế, dân cư và khu công nghiệp thị xã Tam điệp

Tháng 05/2004, thành lập thêm bàn tiết kiệm số 2 tại phường Bích đào, thị xã Hà Nội.

Từ tháng 6/2004, mơ hình tổ chức của Chi nhánh được kiện tồn theo mơ hình dự án hiện đại hố, gồm 8 phịng tổ, 2 quỹ tiết kiệm, 01 phòng giao dịch.

Tháng 4/2005 Chi nhánh chính thức vận hành trên hệ thống mới SIBS của chương trình hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng.

Qua các năm, hoạt động của Chi nhánh luôn tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng hoạt động.

Để đáp ứng yêu cầu giao dịch ngày càng lớn của các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn, tháng 9 năm 2003 chi nhánh Ngân Hàng SHB - Chi nhánh Hà Nội tỉnh Hà Nội đã triển khai thi công xây dựng trụ sở làm việc trên nền trụ sở cũ tại trung tâm thị xã với quy mô xây dựng 6 tầng, trong đó 5 tầng lầu và 1 tầng trệt, tổng diện tích xây dựng trên 3.000 m2 sàn, 1 thang máy. Cơng trình được khởi cơng xây dựng vào ngày 17/9/2003, hoàn thành ngày 17/3/2005. Đến tháng 4/2006 đã chính thức được đưa vào khai thác, sử dụng, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và đáp ứng được yêu cầu phát triển của Chi nhánh, tăng vị thế của Ngân Hàng SHB - Chi nhánh Hà Nội, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất các tổ chức, doanh nghiệp bạn hàng và nhân dân trên địa bàn.

Tháng 11/2007, Chi nhánh thành lập phịng Giao dịch Gián Khẩu trụ sở đóng tại số 52, quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Gia Viễn, phục vụ nhu cầu giao dịch của các thành phần kinh tế, dân cư và khu công nghiệp Gián Khẩu.

Số lượng CBCNV được tăng cường để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển về quy mô, hoạt động của Chi nhánh. Đến thời điểm tháng 06/2013, số CBCNV của Chi nhánh là 142 cán bộ, trong đó 95 có trình độ trên đại học, đại học và tương đương.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức – nhân sự

Tháng 10/2008, thực hiện theo Quyết định 742/QĐ-HĐQT ngày 20/9/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội về việc phê duyệt mô hình tổ chức của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức mới theo dự án TA2. Theo đó bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm

16 phòng, tổ, phịng giao dịch với 129 cán bộ cơng nhân viên. theo các khối nghiệp vụ như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội PHÒNG QHKH1 KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG QHKH2 PHÒNG QHKH CN KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QLRR PHÒNG QTTD KHỐI TÁC NGHIỆP PHÒNG GDKHDN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG GDKHCN PHÒNG QL&DVKQ PHÒNG TCKT KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ PHỊNG TCHC PHỊNG KHTH + TỔ ĐIỆN TỐN PGD TAM ĐIỆP, KHỐI TRỰC THUỘC PGD GIÁN KHẨU PGD ĐƠNG NINH BÌNH

2.2.Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội

Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội là một trong các Ngân hàng lớn và có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt quá trình hoạt động. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng. Nguồn vốn huy động cuối kỳ, huy động vốn bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp, tiện ích và hấp dẫn với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Chi nhánh luôn chủ động bám sát những diễn biến lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại như tặng quà, hình thức dự thưởng, quay số trúng thưởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội và nâng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.

Cùng với hệ thống Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội đã chính thức triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP từ năm 2007. Chuyển từ cơ chế bao cấp trong điều hoà vốn nội bộ sang quan hệ mua và bán vốn, giúp giảm chi phí vốn. tập trung sức mạnh lợi thế cạnh tranh của hệ thống. Hội sở chính sẽ xác định giá mua vốn và bán vốn phù hợp cho từng thời kỳ. Các chi nhánh khi có nhu cầu cho vay sẽ mua vốn của Trung ương theo giá bán vốn FTP và ngược lại toàn bộ nguồn vốn huy động được của chi nhánh sẽ bán về cho Trung ương theo giá mua vốn FTP. Thu nhập của chi nhánh chính là phần chênh lệch lãi suất giữa giá bán vốn FTP của Trung ương (hay là chi nhánh mua vốn từ Trung ương) với lãi suất cho khách hàng vay và chênh lệch giữa giá mua vốn FTP của Trung ương với lãi suất huy động của khách hàng. Cơ chế này giúp cho các Chi nhánh luôn chủ động trọng việc xác định lãi suất cho vay và huy động để đảm bảo kinh doanh có lãi.

Huy động vốn của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 06/2013 theo nguồn báo cáo của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 06/2013 có bảng số 2.1

Bảng 2.1: Huy động vốn từ năm 2010 – T6/2013 của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Năm Tiêu chí 2011 2012 Tháng6/2013 12/11Tỷ lệ (%)T6.13/12 2011Tỷ trọng (%)2012 T6.13 1. Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ 1.956 2.220 1726 113 77.75 - - - +Theo thành phần Kinh tế 1,956 2,220 1,726 113 77.75

- Tiền gửi cá nhân 1,280 1,319 1,054 103 79.91 65 65 61

- Tiền gửi của

ĐCTC 150 163 194 109 119.02 8 8 11

-Tiền gửi DN;TCKT 526 738 478 140 64.77 27 27 28

+Theo cơ cấu nguồn

vốn 1,956 2,220 1,726 113 77.75 - -

- HĐV ngắn hạn 1,424 1,674 1,689 118 100.90 73 73 98

- HĐV trung dài hạn 532 546 37 103 6.78 27 27 2

+Theo loại tiền 1,956 2,220 1,726 111.33 77.75 - - -

- VND 1,857 2,157 1,711 113 79.32 95 95 99

- USD (đã quy đổi ra

VNĐ) 99 63 15 116 23.81 5 5 1

2. Huy động vốn

bình quân 1.485 1.94 2.1 130.64 108.25

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội năm 2011; 2012 và T06.13)

Qua bảng 2.1 ta thấy:

-Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động:

Tổng lượng vốn huy động được của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước và có xu hướng tăng nhanh hơn. Năm 2012 lượng vốn huy động cuối kỳ là 2,220 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011. Đến tháng 06/2013, huy động vốn dân cư đã tăng, đạt gần 78% lượng vốn huy động của năm 2012. Trong đó, năm 2012 và nửa đầu năm 2013 chứng kiến sự tăng nhẹ của huy động vốn dân cư khi 2012 tăng 103% so với năm 2011và tháng 06/2013 tăng 79.9% so với năm 2012. Đặc biệt, huy động vốn khu vực doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh đạt 140% so với năm 2011. Tốc độ tăng của khu vực này tháng 06/2013 có phần giảm nhẹ so với năm 2012 khi chỉ tăng xấp xỉ 65%.

Điều này là do một số khoản tiền gửi của công ty TNHH Great Global International, tập đoàn Xuân Thành đến hạn thanh tốn và khơng có nhu cầu gửi lại.

- Tỷ lệ tổng vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động từ doanh nghiệp: Như ta đã biết, huy động vốn từ doanh nghiệp có tính ổn định cao nhưng thường kỳ hạn ngắn do đây là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu thu hút được lượng tiền lớn từ doanh nghiệp thường yêu cầu về lãi suất cao hơn mức lãi suất niêm yết tại thời điểm gửi của ngân hàng. Do đó, chi phí cho phần vốn này thường cao hơn so với phần vốn huy động từ nguồn cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm cho khoản vay của mình. Vì thế giới hạn tín dụng của chi nhánh cũng khơng tăng. Cịn nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định cao và thường thời hạn gửi dài. Với những món gửi tiền của mình, khách hàng có xu hướng gửi lại khi đến kỳ thanh tốn món tiền gửi đó. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn giá rẻ, thời gian dài và tính ổn định cao. Huy động từ khu vực định chế tài chính là nguồn huy động địi hỏi chi phí lãi, chi phí huy động (chi phí chăm sóc, quạn hệ khách hàng) rất cao. Huy động từ khu vực này thường chỉ góp phần giúp chi nhánh hồn thành chỉ tiêu huy động vốn. Chênh lệch lãi suất theo cơ chế mua bán vốn với trung ương thấp lại thêm chi phí cho huy động cao nên lợi nhuận từ nguồn huy động này thường không cao. Đến kỳ đáo hạn, việc thanh toán một lượng tiền gửi lớn cho một định chế tài chính sẽ làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh sụt giảm đột ngột, tức thời chưa thể bù đắp được khoản vốn thâm hụt đó. Bên cạnh đó, tỷ trọng huy động vốn dân cư càng tăng sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro về thanh khoản. Như vậy, trong ba nguồn huy động kể trên, nguồn huy động từ dân cư là nguồn vốn đem lại hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất cho chi nhánh.

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội phát triển theo hướng tăng cường tỷ trọng huy động vốn của khu vực dân cư, giảm dấn tỷ trọng của khu vực định chế tài chính. Nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012, huy động vốn dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50 tổng vốn huy động). Năm 2012 tỷ trọng này là 65% và đến tháng 06/2013, tỷ trọng này 61% trên tổng vốn. Theo sau là

huy động vốn từ khu vực tổ chức kinh tế chiếm 27% tổng nguồn vốn năm 2012. Tỷ lệ vốn dân cư trên vốn doanh nghiệp

là 1.8 lần nghĩa là huy động từ khu vực dân cư gấp 1.8 lần so với huy động từ khu vực doanh nghiệp. Như vậy, vốn từ khu vực dân cư vẫn chiếm chủ yếu. Tính đến thời điểm 30 tháng 06 năm 2013. huy động vốn tăng bằng xấp xỉ 78% so với huy động vốn của cả năm 2012. Tuy nhiên, huy động vốn từ dân cư đã giảm tỷ trọng xuống còn 61%. Tỷ lệ này của doanh nghiệp tăng và của định chế tài chính tăng nhẹ. Điều này là do tốc độ tăng của huy động vốn từ định chế tài chính nhanh hơn so với tốc độ tăng của dân cư. Sự điều chỉnh nhẹ của tỷ trọng từng thành phần kinh tế cho thấy dấu hiệu của sự tăng trưởng không hợp lý. Hiệu quả của hoạt động huy động vốn chi nhánh giảm. Vì thế, hướng phát triển trong tương lai của chi nhánh đó là tập trung vào việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư, giữ vững được nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và giảm dần tỷ trọng của khu vực định chế tài chính. Điều này địi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc đến phát triển khu vực bán lẻ của chi nhánh

-Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Bảng 2.2 cho thấy, cơ cấu nguồn vốn có sự mất cân đối khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng vốn huy động. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm. Huy động vốn ngắn hạn năm 2012 và tháng 06/2013 chiếm đến 98%, chỉ có 2% nguồn vốn là nguồn dài hạn.

Qua bảng 2.2 thấy được lượng vốn huy động đươc chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn từ 01-03 tháng, chiếm đến 57% năm 2012 và 49% vào nửa đầu năm 2013. Đặc biệt là kỳ hạn 01 tháng. chiếm đến lần lượt là 35% và 30%. Kỳ hạn từ 4 đến 11 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp. năm 2012 chỉ có 1% và sang năm 2013 có tăng lên đến 5%. Riêng kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng 24% nửa đầu năm 2013. Huy động vốn kỳ hạn dài trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ dừng lại là 1% năm 2012 và 2% vào tháng 06/2013. Như vậy, việc nguồn vốn của chi nhánh tập trung vào kỳ hạn ngắn, kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng không đáng kể sẽ gây bất lợi cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi khách hàng có nhu cầu vay trung và dài hạn lớn trong khi nguồn vốn của ngân hàng lại là nguồn ngắn hạn. Nếu chấp nhận cung ứng tín dụng cho những dự án này, ngân hàng sẽ phải “đánh cược” với bài toán rủi ro thanh khoản.

Bảng 2.2 : Cơ cấu kỳ hạn huy động vốn năm 2012 và tháng 06/2013 ĐVT: tỷ đồng Thời điểm Huy động vốn 31/12/2012 T06/2013 Tỷ trọng (%) 31/12/2012 30/06/2013 Không kỳ hạn 423 338 19 20 1 tháng 780 513 35 30 2 tháng 46 16 2 1 3 tháng 442 317 20 18 4-6 tháng 22 87 1 5 7-11 tháng 2 1.7 0 0 12 tháng 482 414.3 22 24 Trên 12 tháng 25 39 1 2 Tổng vốn huy động 2,222 1,726 100 100

(Nguồn số liệu: Báo cáo huy động vốn Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội 2012 và T06.2013)

Yêu cầu đầu tiên của ngân hàng khi hoạt động đó là phải hạn chế thấp nhất rủi ro có thể lường trước được. Vì vậy, mục tiêu sắp tới của Ngân Hàng SHB chi nhánh Hà Nội là phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động. Tăng tỷ trọng của nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng SHB up (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w