1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hi ệu quả ho ạt độ ng kinh doanh của NHTM
1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong
Nhóm nhân tố bên trong được đề cập đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các NHTM như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động...
1.3.1.1Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một DN là nguồn lực tài chính của bản thân DN, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh tốn thể hiện ở quy mơ vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường. Cịn năng lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh tốn và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản.
Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao. Do vậy, năng lực tài chính của NHTM phải khơng ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được ở bất cứ một NHTM nào. Như vậy, một
NHTM có năng lực tài chính tốt phải là NHTM ln duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới. NHTM có khả năng cung cấp tín dụng có hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. NHTM luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. NHTM còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mình một cách an tồn, khơng xảy ra những đổ vỡ hay phá sản.
1.3.1.2Năng lực quản trị, điều hành
Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo, năng lực quản trị, điều hành cịn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.
Xu hướng nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành của ngân hàng là một yêu cầu bức thiết nhất hiện nay để có thể đứng vững trên thị trường. Yêu cầu này tùy vào từng ngân hàng mà có những phương pháp khác nhau như tự cơ cấu lại qua hình thức tự cơ cấu cổ phần, cổ đông, mạng lưới... hay như hiện nay một số NHTM VN lựa chọn phương án mua bán, sáp nhập để nâng cao năng lực, tài chính và quản trị điều hành.
1.3.1.3 Nhân tố công nghệ
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết cơng nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về cơng nghệ của mỗi ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ và nhân sự. Sự đổi mới công nghệ trong hoạt động ngân hàng trước hết thể hiện trong các hệ thống chuyển tiền điện tử. Cấu phần chủ yếu của hệ thống chuyển tiền điện tử là máy giao dịch tự động ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán hàng POS, trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH. Những thiết bị
công nghệ này liên quan tới khả năng tự động hoá trong giao dịch ngân hàng và theo đó khách hàng có khả năng nhận được những sản phẩm dịch vụ tiện ích phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể nói cơng nghệ ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng khả năng chiếm thị phần của các ngân hàng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể đổi mới khơng chỉ quy trình nghiệp vụ mà cịn có thể đổi mới về cách thức phân phối đặc biệt là phát triển về các sản phẩm dich vụ mới như thanh tốn điện tử, ví tiền điện tử… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng như các phương tiện thơng tin đại chúng thì người dân có thể dễ dàng tìm hiểu về ngân hàng và ngược lại các ngân hàng cũng có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình.
1.3.1.4 Trình độ, chất lượng của người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do đó chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài là phải củng cố nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, vững về chính trị, thơng nghiệp vụ ngân hàng và các mặt nghiệp vụ kinh tế khác, nắm vững ngoại ngữ, có phong cách hiện đại tác phong cơng nghiệp, kỹ luật cao, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này công tác giáo dục đại học phải có cách nhìn mới thay đổi tư duy căn bản tồn diện hệ thống tầm nhìn lâu dài hướng tới thực
tiễn gắn kết thực tiễn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp nền giáo dục quốc tế khu vực trong xu thế mở cửa hội nhập.
1.3.2Nhóm nhân tố bên ngồi
1.3.2.1 Nhân tố kinh tế
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng.
Nổi bật trong phần nhân tố kinh tế này là tăng trưởng kinh tế GDP và chỉ số lạm phát. Tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh mẽ đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngành ngân hàng nói chung. Tăng trưởng ngân hàng chắc chắn sẽ chậm trong bối cảnh kinh tế khó khăn và điều đó sẽ là thách thức lớn cho ngành ngân hàng trong việc đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Và trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác, thì phải nâng lãi xuất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, ln là bài tốn khó đối với mỗi ngân hàng. Lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước (NHNN) phải thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hay những dự án thật sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.
Ngược lại, khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao.
1.3.2.2Nhân tố chính trị, xã hội
Nền chính trị ổn định là một yếu tố rất thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với nền chính trị như vậy giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro do chính trị gây ra. Đây là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư trong nước và nước ngồi trong đó có ngành ngân hàng. Khi mơi trường chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì đó là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới cũng có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước.
1.3.2.3Môi trường pháp lý
Pháp luật có tác động đến q trình hoạt động sản xuất kinh doanh khơng chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn. Trong đó kinh doanh ngân hàng chịu sự giám sát của pháp luật một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt cơ hội và các thách thức mới. Ngân hàng cần quan tâm đến sự thay đổi của các khung pháp lý nắm vững luật và quyết định điều chỉnh trong lĩnh vực ngân hàng để tránh cho hoạt động của mình vi phạm pháp luật. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
Hệ thống luật pháp có tạo lập được một mơi trường pháp lý hồn chỉnh thì mới có thể làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, rõ ràng mơi trường luật pháp có vai trị hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các NHTM nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.
1.3.2.4 Nhân tố văn hóa – xã hội
Hành vi của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố văn hóa. Trình độ văn hóa, thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến hành vi và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ví dụ, ở Việt Nam phần lớn người dân ở lứa tuổi trung niên người làm chỗ dựa tài chính chủ yếu trong gia đình thì thường có tâm lý gửi tiền vào hoặc đi vay lại các NHTM nhà nước vì nghĩ an tồn hơn. Tâm lý đó cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTM cổ phần của tư nhân.
Xu hướng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng của giới trẻ ngày càng tăng như vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ATM, ngân hàng điện tử tạo ra một trào lưu mới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng. Trình độ của người dân không ngừng tăng lên làm cho nhận thức của người dân về lợi ích và vai trị của hoạt động ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa việc mua sắm ở các siêu thị và trung tâm thương mại lớn đang trở thành thói quen của người dân ở các thành phố và đô thị lớn và việc thanh toán điện tử đã và đang thay thế dần kiểu thanh tốn truyền thống. Điển hình, tốc độ đơ thị hóa của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất mạnh, các khu chung cư và căn hộ cao cấp mọc lên ở khắp nơi, người dân qua đó có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như mua đồ trả góp… Thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam trong những năm gần đây được nâng cao đáng kể. Với thu nhập tăng cao thì người dân có tiền tích lũy và đầu tư do vậy ngân hàng sẽ là nơi mà họ tìm đến để gửi tiền.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM, thứ tự sắp xếp của các nhân tố từng nhóm thể hiện mức độ quan trọng của chúng. Và xét theo mức độ quan trọng của từng nhóm nhân tố thì nhóm nhân tố bên trong xuất phát từ chính nội lực, đặc điểm của ngân hàng ln có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn nhóm nhân tố bên ngồi. Trong thực tế, một NHTM có thể chỉ chịu ảnh hưởng của một số trong các nhân tố kể trên hoặc chứa đựng thêm một số nhân tố đặc trưng của ngân hàng đó và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng thay đổi theo từng ngân hàng.
1.4 Mơ hình định lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của NHTM động kinh doanh của NHTM
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thời kỳ hội nhập, tại Việt Nam trong thời gian qua đã có một số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các nghiên cứu định tính. Phổ biến là các nghiên cứu của các nghiên cứu sinh như: Lê Thị Hương (2002) “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam”, Lê Dân (2004) “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam”. Hay bài nghiên cứu của TS Phạm Thanh Bình (2005) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”. Đối với nghiên cứu về NHLD Việt Thái nói riêng, có bài nghiên cứu của Nguyễn Lê Phương Thảo (2010) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái”. Đây cũng là một nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng từ đó nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đơn thuần, chưa đi vào tiếp cận về mặt định lượng.
Về các nghiên cứu định lượng, theo tìm hiểu của tác giả, trước đây đã có những nghiên cứu về đề tài này mang tính định lượng như Nguyễn Việt Hùng (Luận án tiến sĩ 2008): tác giả đã không sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) và tiếp cận phi tham số (DEA) dựa trên các biến đầu vào và đầu ra. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích