1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hi ệu quả ho ạt độ ng kinh doanh của NHTM
1.3.2.3 Môi trường pháp lý
Pháp luật có tác động đến q trình hoạt động sản xuất kinh doanh khơng chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn. Trong đó kinh doanh ngân hàng chịu sự giám sát của pháp luật một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt cơ hội và các thách thức mới. Ngân hàng cần quan tâm đến sự thay đổi của các khung pháp lý nắm vững luật và quyết định điều chỉnh trong lĩnh vực ngân hàng để tránh cho hoạt động của mình vi phạm pháp luật. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
Hệ thống luật pháp có tạo lập được một mơi trường pháp lý hồn chỉnh thì mới có thể làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, rõ ràng môi trường luật pháp có vai trị hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các NHTM nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.
1.3.2.4 Nhân tố văn hóa – xã hội
Hành vi của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố văn hóa. Trình độ văn hóa, thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến hành vi và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Ví dụ, ở Việt Nam phần lớn người dân ở lứa tuổi trung niên người làm chỗ dựa tài chính chủ yếu trong gia đình thì thường có tâm lý gửi tiền vào hoặc đi vay lại các NHTM nhà nước vì nghĩ an tồn hơn. Tâm lý đó cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTM cổ phần của tư nhân.
Xu hướng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng của giới trẻ ngày càng tăng như vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ATM, ngân hàng điện tử tạo ra một trào lưu mới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng. Trình độ của người dân khơng ngừng tăng lên làm cho nhận thức của người dân về lợi ích và vai trò của hoạt động ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa việc mua sắm ở các siêu thị và trung tâm thương mại lớn đang trở thành thói quen của người dân ở các thành phố và đô thị lớn và việc thanh toán điện tử đã và đang thay thế dần kiểu thanh tốn truyền thống. Điển hình, tốc độ đơ thị hóa của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất mạnh, các khu chung cư và căn hộ cao cấp mọc lên ở khắp nơi, người dân qua đó có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng như mua đồ trả góp… Thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam trong những năm gần đây được nâng cao đáng kể. Với thu nhập tăng cao thì người dân có tiền tích lũy và đầu tư do vậy ngân hàng sẽ là nơi mà họ tìm đến để gửi tiền.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM, thứ tự sắp xếp của các nhân tố từng nhóm thể hiện mức độ quan trọng của chúng. Và xét theo mức độ quan trọng của từng nhóm nhân tố thì nhóm nhân tố bên trong xuất phát từ chính nội lực, đặc điểm của ngân hàng ln có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn nhóm nhân tố bên ngồi. Trong thực tế, một NHTM có thể chỉ chịu ảnh hưởng của một số trong các nhân tố kể trên hoặc chứa đựng thêm một số nhân tố đặc trưng của ngân hàng đó và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng thay đổi theo từng ngân hàng.
1.4 Mơ hình định lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của NHTM động kinh doanh của NHTM
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thời kỳ hội nhập, tại Việt Nam trong thời gian qua đã có một số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các nghiên cứu định tính. Phổ biến là các nghiên cứu của các nghiên cứu sinh như: Lê Thị Hương (2002) “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam”, Lê Dân (2004) “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam”. Hay bài nghiên cứu của TS Phạm Thanh Bình (2005) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”. Đối với nghiên cứu về NHLD Việt Thái nói riêng, có bài nghiên cứu của Nguyễn Lê Phương Thảo (2010) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái”. Đây cũng là một nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng từ đó nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đơn thuần, chưa đi vào tiếp cận về mặt định lượng.
Về các nghiên cứu định lượng, theo tìm hiểu của tác giả, trước đây đã có những nghiên cứu về đề tài này mang tính định lượng như Nguyễn Việt Hùng (Luận án tiến sĩ 2008): tác giả đã không sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) và tiếp cận phi tham số (DEA) dựa trên các biến đầu vào và đầu ra. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động đến độ đo hiệu quả này. Các biến được lựa chọn trong mơ hình hồi quy gồm: BANKSIZE, TCTR (tổng chi phí/tổng doanh thu), DLR (tỷ lệ tiền gửi/cho vay), ETA (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), LOANTA (tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản), NPL (nợ quá hạn/tổng dư nợ), FATA (tỷ lệ tư bản hiện vật/tổng tài sản). Kết quả rút ra là kết quả hoạt động tăng khi tổng tài sản tăng thể hiện qua mối quan hệ dương giữa biến BANKSIZE và hiệu quả hoạt động kinh doanh, hay nếu ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động qua biến DLR, thế nhưng không phải ngân hàng nào cho vay nhiều thì hiệu quả sẽ cao do
19
biến LOANTA có quan hệ ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật ước lượng … Từ đó tác giả đã đề xuất rằng trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM VN thì cần phải giảm thiểu rủi ro thanh khoản, tăng cường năng lực của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng, tăng cường và đa dạng hóa các đối tượng cho vay, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ mới để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tiếp theo đó, nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) cũng đã sử dụng phương pháp ước lượng tổng năng suất nhân tố TFP để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua hai loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế và hiệu quả theo quy mô trên 22 NHTMCP trong 2006-2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kinh tế của NHTMCP đang có xu thế tăng nhưng hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật đạt ở mức tương đối thấp… Và giải pháp được tác giả đưa ra là các NHTMCP cần tăng dần quy mô để đạt đến mức hiệu quả quy mơ cao hơn; ngồi ra bên cạnh mục tiêu tăng doanh số cho vay, việc tiết giảm chi phí thậm chí cịn quan trọng hơn để các NHTMCP đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hai nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua yếu tố đầu vào - đầu ra, cách tiếp cận này mới so với cách tiếp cận truyền thống dựa trên các biến số tài chính ROA, ROE, NIM vẫn thường thấy trong các nghiên cứu trước đó.
Về các nghiên cứu ngoài nước, một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đã được tiếp cận như sau: Huong Minh To and David Tripe (2002) trong đó kết quả cho thấy thời gian hoạt động thể hiện kinh nghiệm và bề dày hoạt động của ngân hàng nước ngồi có ảnh hưởng đáng kể đến quy mơ, lợi nhuận, tăng trưởng tài sản của ngân hàng đó. Một nghiên cứu khác nữa là của Shelagh Heffernan and Maggie Fu (2008) đã lựa chọn biến phụ thuộc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng gồm EVA (economic value added), NIM, ROAA và ROAE. Và các biến độc lập được đưa vào mơ hình định lượng của bài nghiên cứu là CI (cost to income), EA (equity/total assets), LIQ (liquid assets/deposit plus short-term funding), LLR (loan loss reserves/gross loan, LOGTA (logarit tự nhiên của tổng tài sản), NLA (dư nợ cho vay/tổng tài sản), OIA (thu nhập hoạt động trên tài sản bình quân), tỷ lệ lạm phát và GDP. Kết quả bài
nghiên cứu đưa ra là chỉ số CI có quan hệ có ý nghĩa ngược chiều với các biến phụ thuộc ngoại trừ ROA, biến tổng tài sản lại khơng có quan hệ có ý nghĩa với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ số LLR thì có quan hệ có ý nghĩa cùng chiều với các biến phụ thuộc, đặc biết GDP và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Trung Quốc…
Như vậy, thực tiễn tổng kết một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy phương pháp tiếp cận dựa trên yếu tố đầu vào - đầu ra đều được sử dụng trong hai bài nghiên cứu định lượng của tác giả Việt Nam, tuy nhiên cách tiếp cận truyền thống dựa trên biến số tài chính ROA, ROE hay NIM vẫn được các nhà nghiên cứu sử dụng (Shelagh Heffernan and Maggie Fu (2008)). Do đó, luận văn này vẫn lựa chọn cách tiếp cận tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cách truyền thống là dựa trên ROA và ROE. Và các bài nghiên cứu trên sẽ cung cấp một số gợi ý trong việc lựa chọn các biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái trong phần nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp OLS được lựa chọn để tiến hành hồi quy mơ hình định lượng được rút ra để xem xét hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến ROA và ROE của ngân hàng trong khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 2012.
Kết luận chương 1:
Chương 1 của luận văn đã không đề cập về tổng quan ngân hàng thương mại mà đã đi vào trình bày trực tiếp cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, cũng như những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh của NHTM theo cách truyền thống bằng các chỉ số. Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và từ đó xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến của hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHLD Việt Thái trong thời gian qua.
21
CH
ƯƠ NG 2:
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHLD VIỆT THÁI
2.1Giới thiệu về NHLD Việt Thái
2.1.1ơ lược quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của NHLD Việt Thái
Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, NHLD VinaSiam (VSB) thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/08/1995, đây là NHLD giữa 03 đối tác là NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank), NHTM Thái Lan (SCB) và tập đồn Charoen Pokphand Thái Lan (CP Group) với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 34%:33%:33%. Đến năm 2003, NHLD VinaSiam đổi tên thành NHLD Việt Thái theo quyết định số 356/QĐ-NHNN ngày 16/04/2003 của Thống Đốc NHNN. Năm 2004 vốn điều lệ của NHLD Việt Thái đã được nâng lên từ 15 triệu USD lên 20 triệu USD. Năm 2008, vốn điều lệ là 61 triệu USD (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng) và từ đây NHLD Việt Thái đang nỗ lực hoàn thành mức vốn pháp định theo Nghị Định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ là 3.000 tỷ đồng.
Sự liên kết chặt chẽ của các đối tác đã hỗ trợ cho NHLD Việt Thái những điều kiện hoạt động thuận lợi mà khơng phải ngân hàng nào cũng có được: dựa vào hệ thống mạng lưới NHNo&PTNT Việt Nam trải rộng khắp mọi miền đất nước; sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của SCB; tạo quan hệ với khách hàng của tập đoàn CP,… Với những lợi thế trên, NHLD Việt Thái có đầy đủ những điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận một thị trường tài chính đa dạng và đầy tiềm năng như thị trường Việt Nam.
Về mạng lưới hoạt động: với chủ trương ổn định và phát triển mạng lưới, đến nay NHLD Việt Thái đã có các chi nhánh hoạt động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương. Mạng lưới hoạt động của NHLD Việt Thái chủ yếu tập trung vào ba khu vực trọng điểm:
Khu vực 1: trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Khu vực 2: trung tâm là thành phố Hà Nội, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Khu vực 3: trung tâm là thành phố Đà Nẵng, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở khu vực miền Trung.
Về cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức của VSB được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống NHLD Việt Thái từ ngày 01/01/2012
2.1.2Các giai đoạn phát triển
2.1.2.1Giai đoạn 1(1995-2005): hình thành và củng cố hoạt động
Năm 1995 thời điểm ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước và khu vực gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đến năm 1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng nổ Thái Lan và nhanh chóng lan sang các nước trong khu vực và cả một số nước Châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài và nhất là các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, tác động đến hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và NHLD Việt Thái nói riêng. Chính vì những khó khăn đó nên trong thời kỳ đầu 1995-2000, NHLD Việt Thái chưa phát huy được hết những ưu thế vốn có của mình. Trong thời kỳ này, NHLD Việt Thái chỉ có một trụ sở duy nhất là Hội sở tại TP Hồ Chí Minh.
Cột mốc từ năm 2001-2005 đánh dấu ổn định và phát triển của NHLD Việt Thái. Trong thời kỳ này, NHLD Việt Thái đã mở rộng các nghiệp vụ, đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn và cho vay, phát triển các chi nhánh trên các địa bàn trọng điểm của cả nước. Từ năm 2001 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 31.61%/năm. Lợi nhuận trong năm 2005 tăng 95.86% so với năm 2001. Về mạng lưới, đến năm 2005 NHLD Việt Thái đã có 01 Hội Sở và 04 chi nhánh: Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai và Đà Nẵng
2.1.2.2Giai đoạn 2 (2006-2009): mở rộng và định hình
NHLD Việt Thái tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới. Năm 2007 lợi nhuận tăng 21.97% so với năm 2006. Số dư huy động, dư nợ cho vay và hoạt động thanh toán quốc tế vẫn giữ tỷ lệ tăng trưởng cao. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Hầu hết các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã bị lỗ lớn. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên NHLD Việt Thái đã cùng đương đầu vượt qua khó khăn và đã đạt chỉ tiêu lợi nhuận tương đối khá cao vào năm 2008 và cao vượt trội trong năm 2010.