CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
b. Cấu trúc của địa chỉ IP và các lớp địa chỉ
1.6. Giao thức định tuyến động EIGRP
1.6.2. Giao thức định tuyến EIGRP
EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một giao giao thức định tuyến do Cisco phát triển, chỉ chạy trên các sản phẩm của Cisco. Đây là điểm khác biệt của EIGRP so với các giao thức đã được đề cập ở trên. Các giao thức RIP và OSPF là các giao thức chuẩn, có thể chạy trên các router của nhiều hãng khác nhau.
Như đã trình bày ở mục trước, EIGRP được gọi là Advanced distance - vector hay Hybrid vì nó được lai giữa 2 hình thức định tuyến Distance – vector và Link - state. EIGRP không sử dụng broadcast để gửi thông tin đến các neighbors mà thay vào đó nó sử dụng multicast hay unicast.
EIGRP khơng sử dụng thuật tốn Bellman - Ford truyền thống cho Distance – vector mà sử dụng thuật toán DUAL được dùng riêng cho giao thức định tuyến này.
Cách thức hoạt động của EIGRP cũng khác biệt so với RIP và vay mượn một số cấu trúc và khái niệm của OFSM như: xây dựng quan hệ láng giềng, sử dụng bộ ba bảng dữ liệu (bảng neighbor, bảng topology và bảng định tuyến). Việc sử dụng bảng topology và thuật tốn DUAL khiến cho EIGRP có tốc độ hội tụ rất nhanh.
Về bản chất thì EIGRP vẫn thuần túy hoạt động theo kiểu Distance – vector, dó là gửi thơng tin định tuyến là các route cho láng giềng (chỉ gửi cho láng giềng) và tin tưởng tuyệt đối vào thông tin nhận được từ láng giềng. Tuy nhiên điểm cải tiến của EIGRP là khơng gửi định kỳ mà chỉ gửi tồn bộ bảng định tuyến trong lần thiết lập quan hệ láng giềng đầu tiên, sau đó chỉ gửi bản cập nhật khi có sự thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều tài nguyên mạng.
Chỉ số AD (Adminstraive Distance – Giá trị ưu tiên của các phương pháp định tuyến) của EIGRP là 90 cho các route internal và 170 cho các route external.