Sai số và cách kiểm soát sai số

Một phần của tài liệu LUN AN TIN SI y HC (1) (Trang 65 - 67)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG BẮT CẶP

2.2.10. Sai số và cách kiểm soát sai số

- Sai số ngẫu nhiên: sử dụng các test kiểm định thống kê để đánh giá vai trò của sai số ngẫu nhiên, với ngưỡng bác bỏ p < 0,05. Trong nghiên cứu này, các biến phụ thuộc và biến độc lập đều thuộc biến phân loại, nên kiểm định χ2 của Mc Nemar và KTC 95% của OR được sử dụng.

- Yếu t gây nhiu: là yếu tố làm thay đổi sốđo liên quan giữa một yếu tố được cho là nguyên nhân và bệnh (TCM nặng). Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng các phương pháp sau để kiểm sốt yếu tố nhiễu.

Phương pháp hạn chế: chỉ giới hạn vào nghiên cứu những đối tượng có tuổi dưới 5 (60 tháng).

Phương pháp bắt cặp: mỗi một bệnh (TCM nặng) sẽ được bắt cặp với một chứng (TCM nhẹ) theo độ tuổi, giới tính, dân tộc (kinh hoặc thiểu số), nơi cư trú (thành phố hoặc nông thôn) và theo bệnh viện điều trị.

Phương pháp phân tích hồi quy logistic có điều kiện: để ước tính mức độ kết hợp giữa 2 hoặc nhiều yếu tốnguy cơ với bệnh TCM nặng. Nguyên tắc để xây dựng mơ hình hồi qui đa biến là [61]:

(i) Bước 1: Trong phân tích mối liên quan đơn biến, những mối liên quan giữa các biến số nghiên cứu với TCM có giá trị p < 0,2 hoặc/và những biến sốđãđược chứng minh là có liên quan có ý nghĩa lâm sàng với TCM sẽ được đưa vào mơ hình đa biến.

(ii) Bước 2: Sau khi tất cả những biến sốđược đưa vào mơ hình đa biến đầu tiên, chúng tơi sẽ loại dần những biến số có giá trị p lớn hơn 0,05 theo thứ tự giá trị p lớn nhất sẽ được loại ra đầu tiên cho đến khi mơ hình chỉ cịn những biến số có liên quan với TCM. Tuy nhiên, nếu khi loại 1 biến số

ra khỏi mơ hình mà độ lớn mức độ kết hợp OR của các biến số còn lại trong mơ hình thay đổi quá 10% thì biến sốđó cần phải được giữ lại trong mơ hình đa biến.

- Sai số hệ thống (sai lệch): vì là nghiên cứu bệnh chứng nên có thể có những sai lệch xảy ra. Những sai lệch và biện pháp khắc phục:

Sai lệch do lựa chọn: có thể xảy ra khi các đối tượng được lựa chọn vào nhóm bệnh (TCM nặng) và nhóm chứng (TCM nhẹ) có những đặc điểm khác nhau dẫn đến sự lựa chọn bệnh viện để khám và điều trị khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các ca bệnh và ca chứng được thu thập từ cùng một bệnh viện tuyến tỉnh (Đắk Lắk hoặc Đồng Nai). Nói cách khác, khi chọn bệnh và chứng cùng một cơ sởđiều trị, hơn nữa các ca chứng cũng xuất phát từ nơi ca bệnh xuất phát (cùng nơi cư trú), cùng độ tuổi, giới tính và dân tộc với ca bệnh, nên nhóm chứng trong nghiên cứu này có khả năng so sánh được với nhóm bệnh, và vì vậy sai lệch do lựa chọn sẽ giảm thiểu tối đa.

Sai lệch do quan sát có thể xảy ra khi điều tra viên hiểu biết về tình trạng bệnh và chứng của các đối tượng nghiên cứu và có thể dẫn đến việc đánh giá phơi nhiễm trong hai nhóm bệnh và chứng khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các thông tin về phơi nhiễm được thu thập bởi các điều dưỡng viên của bệnh viện-những người khơng biết giả thuyết nghiên cứu. Ngồi ra, nhiều thơng tin được thu thập một cách khách quan từ bệnh án nên hạn chế sai số do quan sát.

Sai lệch do nhớ lại: xảy ra khi nhóm bệnh nhớ về những phơi nhiễm trong quá khứ khác với nhóm chứng là người khỏe mạnh trong cộng đồng. Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm bệnh và nhóm chứng đều là bệnh nhân mắc bệnh TCM nhập viện điều trị, nên sẽ giảm thiểu khả năng nhớ lại phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu LUN AN TIN SI y HC (1) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)