3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật
Luật BHXH 2014 ra đời đã tạo ra một khung pháp lý vừng chắc cho việc tham gia các chế độ BHXH, trong đó có BHXH bắt buộc. Mục tiêu hướng đến của các quy định pháp luật là mở rộng diên bao phù của BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy các quy định này vẫn cịn có một số hạn chế cần khắc phục để đạt hiệu quả tốt hơn. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
Cần nghiên cứu, sửa đối Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Các chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xà hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng Quỹ Cần được hoàn thiện. Các chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH của người sử dụng lao động cần phải đủ sức răn đe, buộc họ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiếm xã hội cho người lao động. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần được sửa đổi để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế; nghiên cứu sửa đổi chính sách điều tiết nguồn thu bảo hiểm y tế kết dư từ địa phương về Trung ương, trích lại tỉ lệ thích hợp cho địa phương để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. Có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tể đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo.
Ban hành Chiên lược phát triên bảo hiêm xã hội, bảo hiêm y tê mơi năm. Từng bước thực hiện ngun tắc "đóng - hưởng", gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù họp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước.
cần điều chỉnh mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH phù họp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của lĩnh vực BHXH so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH vẫn cịn thấp, chưa phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và quy mô của việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp. ĨLO đánh giá mức xử phạt vi phạm pháp luật ở Việt Nam là “chưa đủ tính răn đe và
ngăn chặn được tất cả các vi phạm pháp luật”, đặc biệt “gây trở ngại đối với hoạt động của thanh tra lao động”. Vì vậy, ILO khuyến nghị “máv độ xử phạt theo luật định Cần được tăng lên đê đảm bảo tỉnh răn đe” [141.
Sửa đổi, bồ sung quy định về đại diện trong tố tụng tạo cơ sở cho tổ chức cơng đồn cấp trên đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp đòi nợ BHXH. Bởi lẽ, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, vi nhiều lý do không đũ năng lực đứng ra khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi cho người lao động.
Ban hành văn bản hướng dẫn quy trỉnh thủ tục đề cơ quan BHXH và các tổ chức đại diện cho người lao động tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đe nghị sửa đổi Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
139/2002/QĐ-TTG ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, cụ thể: xem xét, giới hạn việc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho đối tượng là người dân tộc thiểu số khi đi KCB (c/zz /zơ trợ cho những đỏi tượng
thuộc hộ nghèo hoặc các trường hợp mắc các bệnh nặng, có chi phí lớn) đế đảm
bảo nguồn quỷ được sử dụng hiệu quả, công bằng đối với các đối tượng khác.
Bên cạnh đỏ, Chính phủ cũng cần tiếp tục xác định và tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia
BHXH, tăng cường tính tuân thủ pháp luật vê BHXH, hạn chê tình trạng trơn đóng, chậm đóng BHXH, đặc biệt là những trường hợp chậm đóng trong thời gian dài. Trong đó, tập trung vào các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; xây dựng ứng dụng tra cứu thông tin về BHXH trên thiết bị di động nhàm cung cấp kịp thời thông tin đóng, hưởng BHXH tới người lao động; đẩy mạnh công tác kiềm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH của cơ quan BHXH; nghiên cứu tạo điều kiện cho tổ chức cơng đồn và các cơ quan liên quan thực hiện việc khởi kiện, khởi tố các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, gian lận BHXH. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ, giải pháp khác được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 cúa Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khố Xĩĩ về cải cách chính sách BHXH.
Có thế thấy, tình trạng hưởng BHXH một lần của người lao động đã, đang và sè tiếp tục gia tãng, điều này dẫn đến việc người lao động khi hết tuổi lao động sẽ khơng có hoặc giảm sút lương hưu. Việc hưởng BHXH một lần gia tăng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm an sinh xã hội bền vững cho người dân, không để ai ở lại phía sau. BHXH một lần là một trong những chế độ BHXH, nó khơng được khuyến khích sử dụng mà chỉ được coi là một giải pháp bảo đảm quyền lợi cho những người lao động vì một lý do đặc biệt nào đó khơng thể hưởng lương hưu khi hết tuối lao động. Chính vì vậy, đê giảm tình trạng hưởng BHXH một lần cần nhiều giải pháp đồng bộ có tính chất liên kết.
Đe giảm việc hưởng BHXH một lần, cần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và bảo đảm đời sống của người lao động. Tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách
lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm. Hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện theo hướng đa dạng, linh hoạt (bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn, tăng cường chính sách hồ trợ tiền đóng từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội khác,...), qua đó góp phần tàng thêm cơ hội cho người lao động có thể tiếp tục tham gia đóng góp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. cần
sớm tông kêt, đánh giá việc thực hiện chính sách BHXH một lân, có sửa đơi, bơ sung hồn thiện bằng cơng cụ chính sách để người lao động tự quyết định lựa chọn việc thụ hưởng hoặc bảo lưu đề hướng tới chế độ hưu trí lâu dài...
Cần đánh giá quá trình thực hiện Luật BHXH một cách chi tiết hơn, nhất là về quá trình thực hiện quy định BHXH một lần cũng như những hạn chế, bất cập đang cịn tồn tại, sớm có lộ trình sửa đồi luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. về mặt tổ chức thực hiện, cần mở rộng mạng lưới thông tin, truyền thông để chuyển biến nhận thức của người lao động về ý nghĩa của chính sách BHXH, hạn chế nhận BHXH một lần, chủ động tham gia BHXH để có lương hưu về già. Tiếp tục cải cách hành chính, thay đổi phương thức quàn lý để tạo sự hài lòng, nâng cao niềm tin cùa người dân với chính sách an sinh của Nhà nước.
Trên cơ sở thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về BHXH và vi phạm quy định về BHXH, kiến nghị cơ quan xây dựng chính sách, quản lý nhà nước sớm nghiên cứu, sửa đổi chính sách, pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách BHXH hiện nay, qua đó tạo thuận lợi cho q trình thực hiện. Theo đó, có những giải pháp khắc phục vi phạm về BHXH như buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng, chậm đóng và lãi theo quy định từ 01/01/2016 thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là mức 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân cùa năm trước liền kề (theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng 01 lần); buộc trả đú chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ bảo hiểm sai mục đích...
3.2.2. Nãng cao hiệu quả bảo hiếm xã hội bắt buộc nói chung và bảo hiếm xã hội tỉnh Sơn La
Ngành Bảo hiểm xà hội cần tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện đẩy mạnh cơng tác tun truyền chính sách BHXH, BHYT đến mọi tầng lóp nhân dân, người lao động. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiếm xã hội bắt bưộc nói chưng và bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La; thực hiện mực tiêu phấn đấu có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động
tham gia bảo hiêm thât nghiệp; trên 80% dân sô tham gia bảo hiêm y tê. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiếm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dụng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiếm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tố chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức; bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khàn, vùng núi. áp dụng thêm các loại bảo hiểm xã hội mới phù họp với nhu cầu nhân dân. Thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Đề xuất Phịng Thanh tra - Kiểm tra cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất những đơn vị khơng chấp hành đóng BHXH cho người lao động và có dấu hiệu vi phạm, trục lợi quỹ BHXH; nghiên cứu kỹ quy trình xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực BHXH; trường họp vượt quá thấm quyền xử phạt của Giám đốc BHXH tỉnh thì chuyển hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo quy định; xây dựng kế hoạch phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch.
Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tể
theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyên lợi người tham gia bảo hiểm. Thực hiện minh bạch, công khai và tàng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tỉnh trạng trục lợi bảo hiểm y tế, lạm dụng kỹ thuật cao, thuốc bệnh đắt tiền.
Kiện toàn tồ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiếm xã hội, bảo hiếm y tế.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và bảo hiếm xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế. Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cơ sở. Củng cố và tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm thu chi, đầu tư tăng trưởng Quỹ hiệu quả và an toàn theo
quy định của pháp luật. Ke hoạch thu phải đảm bảo sát với quỹ lương và tình hình thực tể của từng địa phương.
Tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động và cơ sở khám chừa bệnh; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các hành vi tiêu cực, gian lận đế hưởng chế độ, trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tể.
Giải quyết kịp thời đúng quy định các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động; phối hợp với Bưu điện quản lý chặt chẽ đối tượng, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng kịp thời.
Nâng cao hiệu quả, tập trung tuyên truyền sâu rộng, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an
sinh xã hội; quyên lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiêm xã hội, bảo hiểm y tế. áp dụng, nhân rộng các hình thức tuyên truyền hiệu quả.
Tham mưu với lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH TW về cải cách chính sách BHXH, Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tập trung mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong việc tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh nhừng sai sót trong các đơn vị sử dụng lao động tại tỉnh Sơn La về việc đóng BHXH cho người lao động; kiểm tra tính thực tế đối với hợp đồng lao động ngắn hạn; thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT.
Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giao, trong đó phấn đấu thu BHXH, BHYT, BHTN vượt từ 1% trở lên; giải quyết kịp thời chế độ BHXH đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, quản lý chặt chẽ nguồn quỹ BHXH, ngăn chặn kịp thời các hành vi trục lợi. Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH đúng quy định, quản lý nắm chắc thông tin đối tượng hưởng chế độ hàng tháng chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ; quản lý tốt quỹ ốm đau, thai sản, ngăn chặn các hành vi và