Khái niệm, đặc điểm của pháp luật vềchuyển quyền sử dụngnhãn hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Trang 67 - 70)

61

Sử dụng nhãn hiệu là một nhu cầu khách quan để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh cá biệt hố sản phẩm/dịch vụ của mình, đồng thời nhãn hiệu cũng giúp người tiêu dùng có định hướng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhằm giúp chủ sở hữu nhãn hiệu và những chủ thể quyền được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép có thể khai thác những giá trị thương mại mà nhãn hiệu đem lại. Để điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì pháp luật phải đặt ra các quy tắc xử sự chung để định hướng cho các bên khi tham gia giao dịch được thuận lợi, giải quyết được những tranh chấp phát sinh trong quá trình chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Các quy phạm pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để tạo ra một trật tự pháp luật thống nhất, đảm bảo cho các bên chủ thể tham gia chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, người tiêu dùng và tồn xã hội.

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu pháp luật về chuyển quyền sử dụng

nhãn hiệu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh những quan hệ giữa bên chuyển quyền sử dụng và bên nhận quyền sử dụng đối với nhãn hiệu.

2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung nên cũng có đầy đủ những đặc điểm của hệ thống pháp luật, đó là: (i) tính quyền lực nhà nước; (ii) tính bắt buộc chung; (iii) tính quy phạm phổ biến; (iv) tính hệ thống và (v) tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Ngoài ra, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là thuộc hệ thống pháp luật tư, dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự.

Quan hệ xã hội về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là quan hệ xã hội được luật tư điều chỉnh. Nhà nước không can thiệp vào các giao dịch dân sự mà chỉ tham gia với tư cách là cơ quan bảo vệ những gì mà các bên đã thoả thuận với nhau [3].

62

Như vậy, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân hoặc pháp nhân với nhau trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự và mang đặc điểm của pháp luật dân sự:

Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc quan trọng đối với pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng tạo nên sự khác biệt với các quan hệ pháp luật mang tính mệnh lệnh hành chính khác.

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái với đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện giữa các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Thứ hai, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khơng chỉ điều chỉnh nội dung, hình thức giao dịch mà còn ấn định cả thủ tục

Hệ thống quy phạm pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Pháp luật SHTT có đặc thù là vừa chứa đựng những quy phạm nội dung, vừa chứa đựng các quy phạm thủ tục. Những vấn đề chung về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như: quy định chung về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, hạn chế việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu... là những quy phạm điều chỉnh những nội dunggiao dịch chuyển quyền sử đụng đối với nhãn hiệu. Những vấn đề khác liên quan đến thủ tục như các quy định về thủ tục xử lý vi phạm hợp đồng; thủ tụcgiải quyết tranh chấp, thủ tục đăng ký hợp đồng nếu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nằm trong hợp đồng NQTM... đều được pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu quy định.

63

Thứ ba, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khơng chỉ bảo vệ lợi ích của các bên trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mà cịn bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Nhà nước bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu thì khi các bên tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì Nhà nước cần tơn trọng sự tự do thoả thuận và ý chí của các bên tham gia giao dịch. Ngồi việc thừa nhận thoả thuận thì Nhà nước cịn bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Một trong những chức năng cơ bản của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định được nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ cũng như lựa chọn được đúng sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn. Do đó, khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì pháp luật cũng cần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng để người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn được các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi bên được chuyển quyền đúng với kỳ vọng của người tiêu dùng.

Các quy định pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu luôn được xây dựng sao cho đảm bảo sự hài hoà của các chủ thể nêu trên. Do đó, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu một mặt trực tiếp bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch nhưng mặt khác đồng thời gián tiếp bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và Nhà nước đảm bảo được một hệ thống pháp luật cơng bằng, hiệu quả cho tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Trang 67 - 70)