4.1. Phướng hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhãn hiệu
Phương hướng chung để hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong thời gian tới là nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực trạng pháp luật và yêu cầu thực tiễn về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và từ những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi triển khai có thể nhận định rằng để nâng cao hiệu quả của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cần phải có các giải pháp tổng thể từ góc độ pháp luật, kinh tế, nguồn lực và khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Trong đó việc hồn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được xem là yếu tố quan trọng và cần tiến hành đồng thời cùng các giải pháp khác. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cần theo phương hướng sau:
4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về chuyền quyền sử dụng nhãn hiệu phải dựa trên cơ sở bảo dảm quyền tự do và cân bằng lợi ích của các chủ thể trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhằm mục đích khai thác lợi ích kinh tế của nhãn hiệu, đem lại những giá trị kinh tế cho bên chuyển quyền song việc hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ cho bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Bên được chuyển quyền thường là bên yếu thế hơn trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do đó, pháp luật cần đưa ra những quy định pháp lý nhằm bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên về nội dung và hình thức của hợp động nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của bên được chuyển quyền nhằm cân bằng lợi ích giữa bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền trong chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Có nhận thức đúng đắn
121
các vấn đề trên thì Việt Nam mới có thể xây dựng được một hệ thống pháp luật đảm bảo một mặt khai thác tối đa các tác động tích cực mặt khác làm giảm tác động tiêu cực của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và họ là người cuối cùng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và cũng là người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hàng hoá, dịch vụ trong chuỗi cung ứng. Chất lượng của hàng hố, dịch vụ do người tiêu dùng phản ánh có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, trong q trình sử dụng hàng hố, dịch vụ, người tiêu dùng cần được đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khoẻ, quyền và các lợi ích hợp pháp; được cung cấp thơng tin về chất lượng hàng hố, dịch vụ; được yêu cầu bồi thường khi chất lượng hàng hoá, dịch vụ không đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc các nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã cơng bố...
Mục đích của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là để tạo ra những nhãn hiệu mạnh, thúc đẩy nền sản xuất của thị trường. Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khơng chỉ đảm bảo lợi ích của các chủ thể quyền mà cũng cần đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng để họ không chịu thiệt hại khi phải tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ được cung cấp bởi bên được chuyển quyền khi bên được chuyển quyền không đáp ứng tiêu chí chất lượng như hàng hố/dịch vụ của chủ sở hữu mà cịn đảm bảo được sự khếch trương thanh thế, khẳng định được vị thế của nhãn hiệu được chuyển quyền. Do vậy, việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là yêu cầu bức thiết nhằm để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
4.1.3. Hồn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia
Hiệp định TRIPS được xây dựng theo hướng cho phép các quốc gia thành viên có quyền tự quyết lựa chọn pháp luật điều chỉnh các vấn đề về chuyển quyền sử
122
dụng nhãn hiệu trên cơ sở phù hợp với các điều kiện được quy định trong điều ước quốc tế này. Để chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam, cần phải nghiên cứu để vận dụng triệt để các quy định tuỳ nghi của các điều ước quốc tế về vấn đề này cho phù hợp với chính sách của Nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích của các bên tham gia chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Đặc biệt, khi Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực tại Việt Nam cũng như theo yêu cầu dựa trên các cam kết quốc tế khác của Việt Nam thì Việt Nam cần phải sửa đổi Luật SHTT theo hướng đáp ứng với các cam kết của Việt Nam. Điều này địi hỏi Việt Nam phải có những thay đổi trong quy định pháp luật về SHTT nói chung và các quy định pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng để phù hợp hơn với điều ước quốc tế này.
Trong q trình hồn thiện có thể tham khảo kinh nghiệm pháp luật quốc tế. Pháp luật về nhãn hiệu nói chung và các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng tại một số quốc gia trên thế giới hình thành trước Việt Nam hàng thập kỷ, do đó, việc học tập kinh nghiệm của các nước đặc biệt là các quốc gia phát triển sẽ hữu ích cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng và pháp luật SHTT nói chung. Tuy nhiên, khơng có một mơ hình pháp luật nào phù hợp với tất cả các mơ hình pháp luật khác do đó việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam phải dựa trên điều kiện cụ thể của nước ta. Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực thi pháp luật là cần thiết nhưng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, nếu vận dụng một cách máy móc hoặc miễn cưỡng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật [16]. Do đó, từ quan điểm pháp luật, từ cách xây dựng pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của các quốc gia trên thế giới mà Việt Nam cần tiếp thu và hoàn thiện pháp luật theo hướng phù hợp với thực tiễn của quốc gia mình.
123
4.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và nâng cao hiệu quả chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu