6. Bố cục của luận án
3.3. Những khát khao thầm kín, riêng tư cá nhân
3.3.1. Tự sự về thân thể và những khát khao tính dục
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Marx khẳng định con người “là thực thể tự nhiên có tính chất người”. Marx giải thích: với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa, lại là “thực thể tự nhiên sống”, con người, một mặt, được phú cho những “năng lực” tự nhiên, “thiên bẩm”. Nhưng mặt khác, con người lại “bị quy định và bị hạn chế” bởi những “đối tượng” bên ngồi nó, “những đối tượng khơng phụ thuộc vào nó” nhưng lại “cần thiết” và “căn bản” để nó tồn tại một cách tất yếu và khẳng định mình như khơng khí, nước, ánh sáng, thức ăn, vật liệu hoạt động... [141; 234]. Đó là những nhu cầu tự nhiên chính đáng của con người. Như vậy, trong ranh giới tồn tại, con người trở nên tồn diện khi nó sống hài hịa với tự nhiên, với bản năng gốc của mình. Tiểu thuyết về đề tài nơng thơn đầu thế kỷ XXI đã khám phá con người trong chiều sâu với những khát khao tính dục như một nhu cầu bản năng, chính đáng của con người. Tính dục được biểu hiện qua thân thể, là những diễn biến trong cảm nhận về thân thể với những ẩn ức, sự tỉnh thức của con người khi ý thức được sự tồn tại của mình, quan tâm đến những cảm giác, nhu
cầu của thân thể. Đó khơng phải là những đam mê, ham muốn thấp hèn mà là căn nguyên, cơ sở tồn tại, là nhu cầu giải phóng bản năng của con người ở cả mặt thể xác và tâm hồn. Do vậy, trong văn chương, thân thể là một phương diện của “cái biểu đạt” vừa chuyển hóa thành “cái được biểu đạt”. Những “tự sự thân thể” vì thế có thể hiểu là tác phẩm sáng tác không phải lấy miêu tả những xác thân trần trụi và khoái cảm làm cứu cánh mà là sự nỗ lực kiếm tìm những khả năng biểu đạt một cách trung thực nhất những góc khuất bên trong con người. Nó khơng phải chỉ là câu chuyện tính dục, mà sau đó cịn là “cái được biểu đạt” về con người trong lịch sử hiện diện của nó và những phần sâu kín của tâm hồn mỗi con - người.
Trong thực tế, hầu như những gì thuộc về con người đều thể hiện qua thân thể. Từ tâm trạng như vui buồn, yêu ghét, oán giận, thân thể đều chia phần gánh chịu hoặc hưởng thụ. Trong các tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI, vấn đề thân thể và khát khao tính dục được thể hiện tập trung qua nhiều tác phẩm như Ổ rơm (Trần Quốc Tiến), Dịng sơng Mía (Đào Thắng), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh), Ngư phủ, Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường), Chảy qua bóng tối (Đỗ Phấn), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Đất mồ côi (Cổ Viên)… Ở những tác phẩm này, những cảm nhận đối với cơ thể bằng ham muốn, cảm giác, tưởng tượng về hình thể, coi tính dục như là một phần thuộc về bản thể/đời sống tự nhiên của con người, đồng thời cũng là một thủ pháp để biểu đạt những khát khao tính dục ln bị áp chế trong tiềm thức mỗi con người. Nó trở thành tấm gương phản chiếu những góc khuất trong tâm hồn người nơng dân.
Trước hết, thân thể và tính dục là một phần thuộc về bản thể/đời sống tự nhiên của con người. Phân tâm học Freud đã phân ba cấp độ hoạt động tinh thần của con người gồm: Tự Ngã (Id, Soi), Bản ngã (Ego, Moi) và Siêu Ngã (Super ego, Super moi). Trong đó, Freud cho rằng Tự ngã là quan trọng nhất: “Phạm vi của tự ngã là phần nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta… Tự ngã là nơi trú ngụ các bản năng nguyên thủy và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi mà con người còn là một con thú. Tự ngã có tính chất như vậy và bản chất của nó thuộc về dục tính, (sexual in nature), nó vốn vơ thức” [73; 10]. Như vậy, bản năng tính dục là một nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người. Quan niệm bản năng tính dục của Freud mang ý nghĩa rộng, khơng chỉ dừng lại ở việc con người tìm sự kích thích của cơ quan sinh dục để sinh ra khối lạc mà cịn chỉ hoạt động của các bộ phận khác trên cơ thể. Trong cuộc sống ở làng Trọng Nghĩa (Ổ rơm), làng Mía (Dịng
Bến (Chảy qua bóng tối)… những chuyện liên quan đến đời sống tính dục, đến cái “dâm” của con người như loạn luân, cưỡng hiếp, thông dâm, ngoại tình… cứ tràn khắp. Những cảm xúc tình dục, trạng thái hân hoan khi tiếp xúc thân thể với nhau được các nhà tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XXI đặc tả trên trang viết. Duyên (Ngư phủ) “bị đẩy tới cao trào đến mức có thể chết đi được trong niềm sung sướng tuyệt đỉnh, ham muốn tột cùng…” [289; 62]. Đào (Trăm năm
thoáng chốc) sau lần đầu ấy, “lòng dục vốn đã tiềm ẩn mạnh mẽ trong con người
Đào được người đàn ông dày dạn kinh nghiệm tình ái khơi thơng và đốt cháy lên, khát thèm vô biên” [271; 11]. Bà cả Thuần (Dịng sơng Mía), khi đã ở cái tuổi gần đất xa trời đã cay đắng nhận ra: “phút giây phá tan đức hạnh của bà nó lại khiến bà sung sướng, hạnh phúc nhất trong kiếp người” [292; 471]. Với ông Phổng và Ngân (Ổ rơm), một người đàn ông ở tuổi tám mươi và người đàn bà ngoài bốn mươi mới biết cảm nhận thế nào là nụ hôn, mới cùng khát khao cái mà gần cả cuộc đời chưa có được khiến ơng “ngoạm lấy đơi mơi dày nóng bỏng của nàng mà lún, mà mút” [286; 538]. Nhàn (Chảy qua bóng tối) sau lần bán trinh cho người đàn ông xa lạ, những khát khao dục tính khơng thơi thúc ám, hành hạ cơ. Ngay cả nơi cửa thiền thiêng liêng, ta vẫn gặp đâu đó những hình ảnh và cảm xúc dục tính hết sức bản năng của con người. Việc làm “vụng trộm” của ni cô Đàm Hiên (Thời của thánh thần) “một tay xoa bóp bầu ngực như mơn trớn, như dày vị, tay kia cầm một vật gì đó kẹp chặt giữa đùi, khăn áo nâu sồng vứt dưới chân, mái tóc đang mọc lởm chởm bết mồ hôi ôm lấy gương mặt đỏ bừng vừa như đang rất đau đớn, vừa như đang ở đỉnh điểm thỏa mãn, khối cảm…” [290; 54] đã phơi bày chốn sâu kín nhất của người đàn bà đầy ham muốn, nhưng phải giam hãm tù túng chốn cửa thiền dưới vỏ bọc một ni cô. Tâm trạng suốt đêm trằn trọc của sư cơ chùa Mỹ Khánh (Thần thánh và bươm
bướm) vì “cái thân thể lõa lồ của người đàn ông đánh giậm cứ ám ảnh cô như một
thách đố…” [288; 345] cũng đã cho thấy sự dày vò trong thẳm sâu mỗi con người trước nhu cầu của thân thể.
Có thể thấy, tính dục và thân thể được phản ánh một cách trực diện, đậm nét trong tiểu thuyết về đề tài nơng thơn đầu thế kỷ XXI. Nó là thứ khát khao đầy ẩn ức luôn lẩn khuất trong thẳm sâu mỗi con người như ngọn lửa âm ỉ chỉ chờ dịp được bùng phát. Nó là một thứ nam châm có sức hút lạ kỳ mà chẳng biết bao giờ lồi người mới thơi bị dẫn dụ, thúc ám, háo hức, đợi chờ. Nó cho thấy, thân thể trong văn chương không phải chỉ là câu chuyện khỏa thân và tính dục. Thân thể trong văn chương chính là “cái được biểu đạt” cho số phận thăng trầm của con người mà nó
phân hưởng hoặc gánh chịu. Hơn nữa, nó cịn là “cái biểu đạt” cho những phức cảm sâu kín từ tâm hồn con người chung quanh tấn trị đời mn thuở xưa nay [136]. Những hành vi khoái lạc của các nhân vật trong tiểu thuyết về nơng thơn đầu thế kỷ XXI có thể xuất phát từ mặc cảm giống nịi (Lẹp - Dịng sơng Mía), mặc cảm thân phận (Quảng - Chảy qua bóng tối, Hận - Đất mồ côi), những chấn thương tinh thần (Cam - Thời của thánh thần, chị cả Thuần, bà Mến - Dịng sơng Mía)... Đó cũng có thể là sự đê tiện, những toan tính của con người (Cồi - Dịng sơng Mía, Hà - Bão
đồng, Nga - Gia phả của đất), là hạnh phúc, là tình u (Ngân, ơng Phổng - Ổ rơm,
Duyên - Ngư phủ, Trần Sinh - Gia phả của đất), hoặc thậm chí là trống rỗng vơ định từ bản năng hoang sơ (Tròn Xoe, Phạm Tằng, Thắm - Ổ rơm, Hoa, Xoan - Ngư phủ, Nga - Cánh đồng lưu lạc, Nhàn - Chảy qua bóng tối)... Nhưng, mỗi hành động tình dục được quan niệm như là một bản mật mã mà nhà văn gửi gắm thông điệp. Về phương diện nào đó của tình u, hơn nhân, hạnh phúc gia đình, tính dục đóng vai trị quan trọng. Sự hịa hợp về tâm sinh lý trong đời sống lứa đôi tạo nên sự cân bằng cho cuộc sống.
Trước cách mạng tháng Tám, trong các tác phẩm văn xuôi viết về nơng thơn như Chí Phèo, Giơng tố, Tắt đèn… đã thể hiện con người bản năng nhưng chủ yếu như một phương tiện nghệ thuật để nhà văn lên án và tố cáo hiện thực xã hội. Những tác phẩm viết về nông thôn từ sau 1986 đến cuối thập kỷ 90 như Thời xa vắng, Bến không chồng, Chuyện làng Cuội, Mảnh đất lắm người nhiều ma... cũng
đề cập đến thân thể và tính dục. Tuy nhiên, hầu hết các nhà văn mới chỉ dừng lại ở việc thể hiện khát khao tính dục như một nhu cầu bản năng của con người. Đầu thế kỷ XXI, dưới ngòi bút của những nhà văn viết về nông thôn như Trần Quốc Tiến, Đào Thắng, Hoàng Minh Tường, Vũ Huy Anh, Đỗ Minh Tuấn… dường như con người đã nhận thức một cách tự giác và có ý thức về những nhu cầu bản năng trong mình. Nó được đặt trong mối quan hệ đối lập với những khn mẫu đạo đức, thậm chí là giãy giụa, trà trộn vào đạo đức để “đòi quyền” được tồn tại như chính nó vốn thế. Và hơn hết, khi miêu tả nhân vật của mình, dường như các nhà văn muốn ngầm khẳng định “dâm” là một phần cốt yếu bản tính của con người. Khai thác góc bản năng tính dục bằng những tự sự về thân thể, các nhà văn muốn bày tỏ quan niệm dục tính là nhu cầu bản năng tất yếu và là một trong những đặc tính nhận diện con người; dục tính phải được thừa nhận như một mặt tự nhiên của con người. Nó là điều kỳ diệu tạo hóa đã tạo ra cho con người, là q trình và cũng là cái đích duy trì sự sống. Và như vậy, những yếu tố thuộc về bản năng và ham muốn đời thường cần
được nhìn nhận lại, từ đó trả cho con người sự tồn tại đúng nghĩa của nó.
Bên cạnh việc khai thác yếu tố thân thể và khát khao tính dục như một nhu cầu bản năng của con người, tiểu thuyết về đề tài nơng thơn đầu thế kỷ XXI cịn gắn tự sự thân thể với việc tự phát hiện, chiêm ngưỡng cơ thể chính mình. Những hình ảnh cơ thể tràn trề dục tính đã được các tác giả miêu tả sinh động, đưa cơ thể nữ giới thành một đối tượng thẩm mỹ độc lập, hấp dẫn nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI. Những trải nghiệm về thân thể cùng những thứ liên quan khác được thể hiện khá sinh động trong các tác phẩm như: Gia phả của đất (Hồng Minh Tường), Ơng Mãnh về làng (Trịnh Thanh Phong), Chảy qua bóng tối (Đỗ Phấn)… Những dục vọng trở thành đầu mối của tự sự thân thể. Hình tượng cơ thể người nữ dưới ngòi bút của các tác giả là sự phát hiện, thưởng thức cái đẹp cơ thể chính mình, sự giác ngộ về cái tôi trong ý thức: “Loan như phát hiện có người đàn bà nào ở trong gương. Một người đàn bà trắng ngồn ngộn, cương nở những đường cong sung mãn.” [291; 429]; “Lúa ra đứng trước gương. Giời ạ! Chính Lúa cịn thấy mê bộ ngực của Lúa chứ nói gì. Bộ ngực này lẽ ra nó phải để vào chỗ tiên, chỗ thánh chứ cớ gì lại của Hỏa” [283; 302]... Ở đây, thân thể vừa là mục đích đồng thời vừa là chỉ dấu cho những biểu đạt khác. Nó khơng chỉ là ý thức về thân thể mà còn ẩn chứa khát khao rất bản năng của con người. Việc các nhà văn để cho nhân vật tự chiêm ngưỡng, tự ý thức về thân thể cho thấy, thân thể không phải vật tồn tại độc lập và khép kín. Ngược lại, thân thể là một phương tiện giao tiếp của con người với con người và của con người với thế giới xung quanh. Nguyễn Văn Trung lý giải rằng: “Nhiều cơ quan, bộ phận của thân xác đều được cấu tạo, bố trí để hướng ra bên ngồi đi tới người khác để tiếp nhận hay dâng hiến” [255; 57]. Bởi vì khi giao tiếp với thế giới, trong tất cả các mối quan hệ xã hội, con người hầu như tương giao qua thân thể từ ánh mắt, cái gật đầu, bắt tay… Trong đó, tương giao thân xác đỉnh điểm nhất là tình yêu bởi “Thân xác là hiện thân của tình yêu”. Do vậy, con người tự ý thức về thân thể mình khơng phải chỉ để tự chiêm ngưỡng như một biểu hiện của chứng “tự si”, “ái kỷ” (Narcissism) mà còn là ý thức về sự khao khát được tương giao, dâng hiến cho người khác, là những “tự sự” bên trong, những ẩn ức cần được giải tỏa. Từ đây để thấy, thân thể con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người ý thức được giá trị của thân thể “được hưởng trọn vẹn những khối cảm tự nhiên vốn thuộc về nó” [255; 80]. Khai thác những câu chuyện từ thân thể và tính dục bằng việc tự phát hiện, chiêm ngưỡng, thỏa mãn cơ thể mình, các nhà văn đã gợi lên khơng ít suy tư về thân phận con người (đặc biệt là người phụ nữ). Nó thể
hiện tiếng nói đầy khao khát được thành thật với cơ thể của chính mình và địi quyền sống đúng nghĩa là con người, đồng thời giúp cho mỗi người xác minh và khẳng định sự tồn tại của mình với vai trị cá thể - chủ thể trong mơi trường tồn tại.
Thân thể và tính dục khơng phải là điểm mới của tiểu thuyết về đề tài nơng thơn đầu thế kỷ XXI. Nó đã thấp thống trong các sáng tác về nông thôn của Hồ Biểu Chánh khi nhà văn để nhân vật nữ vượt rào những điều trái luân thường đạo lý ở xã hội đương thời qua các nhân vật Như Hoa (Thầy thông ngôn), Thị Sen (Khóc
thầm), Thị Lựu (Cha con nghĩa nặng), Tư Lựu (Con nhà nghèo)… Ở những nhân
vật này, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện thái độ mềm dẻo, không bảo thủ, cũng không hề áp đặt đối với vấn đề tiết hạnh của người phụ nữ khi lựa chọn cách giải quyết xem xét hồn cảnh, tình huống “phạm tội” sau đó mới “luận tội” và “xử phạt”. Cách giải quyết này phần nào cho thấy cái nhìn nhân văn và khách quan của nhà văn về vấn đề tính dục trong mỗi con người. Thân thể và tính dục cũng từng xuất hiện trong các tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, nhất là trong sáng tác sau đổi mới của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Song phần lớn, các nhà văn giai đoạn trước chỉ thể hiện một cách “dè dặt” và phản chiếu ở một số đối tượng nhất định nhằm phục vụ ý đồ sáng tạo hoặc làm nổi bật bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật. Đến tiểu thuyết về nơng thơn đầu thế kỷ XXI, có thể nhận thấy một điểm rất riêng trong chiến lược tự sự của các nhà văn đó là kiến tạo diễn ngơn thân thể và cách thể hiện tính dục hướng đến mọi đối tượng trong xã hội với thái độ rất nhân văn để lật ra những khoảng tối sâu kín nhất trong bản năng mỗi con người. Từ những kẻ khuyết tật, ít học, quanh năm lấm lem bùn đất như Quản Mè (Trăm nhăm
thống chốc), Lẹp (Dịng sơng Mía), Quảng (Chảy qua bóng tối), Đỗ (Đất mồ cơi)
… đến những người đức cao vọng trọng như ông Quỹ Nhất, đội trưởng Cồi (Dịng sơng Mía), chủ tịch xã Trường (Bão đồng), chủ tịch tỉnh Trần Sinh (Gia phả của đất)…; từ những người đàn bà đoan chính như Nga (Cánh đồng lưu lạc), chị cả
Thuần, bà Mến (Dịng sơng Mía), Duyên (Ngư phủ), Chút (Cổng làng), người mẹ (Đất mồ côi)… đến cả những nhân vật được xem là đại diện cho chốn linh thiêng, thoát tục như ni cô Đàm Hiên (Thời của thánh thần), ni cô chùa Mỹ Khánh (Thần
thánh và bươm bướm), sư Vô Trần (Đội gạo lên chùa)… đều không thôi bị thúc ám
bởi thân thể và tính dục. Các nhà văn đã cho thấy, thân thể và tính dục là một nhu