Nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

Một phần của tài liệu Đại diện các bên trong quan hệ lao động theo bộ luật lao động việt nam năm 2019 (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của đề tài

1.2 Pháp luật về đại diện các bên trong quan hệ lao động

1.2.2.3 Nguyên tắc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

Điều 4 (khoản 2) BLLĐ năm 2019 quy định về chính sách của nhà nước về lao động đã ghi nhận: “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lí lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội”. Như vậy, bên cạnh việc bảo vệ người lao động, với tư cách là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, mặc dù được coi là “kẻ mạnh” trong quan hệ nhung người sử dụng lao động cũng được pháp luật lao động lưu tâm bảo vệ. Cơ sở lí luận của nguyên tắc này xuất phát từ chính bản chất của quan hệ lao động là quan hệ bình đẳng, song phương và mặc dù có những mâu thuẫn, đổi lập nhất định nhưng lợi ích mà các bên quan tâm, hướng tới trong quan hệ chỉ có thể đạt được nếu quan hệ giữa hai bên được giải quyết trên cơ sở biện chứng của sự thống nhất các mặt đối lập. Do vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên trong quan hệ lao động là điều kiện, cơ sở cần thiết cho sự bền vững, ổn định, hài hoà của quan hệ lao động. Tuy nhiên, do có vị thế khác nhau ttong quan hệ lao động nên luật lao động bảo vệ họ ở những mức độ khác nhau, chủ yếu là nhằm đảm bảo những quyền với tư cách là người thuê mướn, người quản lí và sử dụng lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động được bảo vệ các quyền và lợi ích sau:

- Quyền sở hữu về tài sản và những lợi ích hợp pháp trong và sau quá trình lao động được pháp luật thừa nhận, bảo hộ khi có sự xâm hại (ví dụ: được u cầu bồi thường thiệt hại khi có sự vi phạm của người lao động và chủ thể khác);

- Quyền tuyển dụng lao động với số lượng, chất lượng lao động theo nhu cầu sử dụng lao động;

- Quyền thương lượng với đại diện tập thể lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động (đối thoại, thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể...), quyền tham gia tổ chức của giới sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;

- Quyền thực hiện các biện pháp quản lí, tổ chức, điều hành lao động: ban hành nội quy lao động, thay đổi, chấm dứt họp đồng, khen thưởng, xử lí kỉ luật đối với người lao động...;

- Được nhà nước ưu đãi khi đủ các điều kiện (sử dụng nhiều lao động nữ, lao động khuyết tật...) hoặc hỗ trợ nếu gặp khó khăn theo quy định pháp luật;

- Quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Một phần của tài liệu Đại diện các bên trong quan hệ lao động theo bộ luật lao động việt nam năm 2019 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)