Tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốctế và yêu cầu hội nhập:

Một phần của tài liệu Đại diện các bên trong quan hệ lao động theo bộ luật lao động việt nam năm 2019 (Trang 27 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

1.2 Pháp luật về đại diện các bên trong quan hệ lao động

1.2.2.4 Tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốctế và yêu cầu hội nhập:

Với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế nên Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức này, đây vừa là vấn đề có tính trách nhiệm, vừa là điều kiện để chúng ta hội nhập và tận dụng các điều kiện, cơ hội hợp tác, phát triển. Hiện nay (tính đến đầu năm 2019), Việt Nam đã phê chuẩn 24 cơng ước (trong đó có 05 cơng ước cơ bản) trong số 189 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Tuy nhiên, ngồi những cơng ước đã phê chuẩn được cụ thể hố trong BLLĐ thì ở các mức độ khác nhau một số nội dung quan trọng khác liên quan đến quan hệ lao động của Tổ chức Lao động quốc tế đã được quy định trong luật lao động như Công ước số 144 năm 1976 về tham khảo ý kiến ba bên, Công ước số 154 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể, Công ước số 131 năm 1970 về lương tối thiểu, Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức năm 1948... Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét và phê chuẩn thêm các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm hướng đến việc điều chỉnh quan hệ lao động dân chủ, tiến bộ và hội nhập. Thêm nữa việc tham gia các quan hệ thương mại song phương, đa phương hoặc hợp tác kinh tế quốc tế (với việc phải thực hiện, tuân thủ các Bộ quy tắc ứng xử, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp... trong quan hệ thương mại), đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (là những hiệp định mà việc thực hiện tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong quan hệ lao động được coi là điều kiện bắt buộc) luôn đặt ra các yêu cầu phải đảm bảo thực hiện các cam kết về tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Đây là một trong các điều

kiện cân và đủ để Việt Nam tham gia sâu rộng và tồn diện vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên quan đến vai trò của các tiêu chuẩn lao động trong quá trình tồn câu hố cũng như việc đưa các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào trong các FTA thế hệ mới, có hai nhóm quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này.

Những người theo chủ thuyết thương mại tự do (free trade) coi các tiêu chuẩn lao động là rào cản đối với thị trường và theo họ điều kiện lao động sẽ được cải thiện từ quá trình phát triển kinh tế và tất cả mọi người (trong đó tất nhiên có người lao động) sẽ được hưởng lợi từ quá trình tồn cầu hố. Quan điểm này cho rằng, nếu như các tiêu chuẩn lao động được sử dụng để điều chỉnh những khuyết tật của thị trường lao động ở các quốc gia khác nhau thì khơng có lí do gì để xây dựng các tiêu chuẩn lao động ở cấp độ quốc tế. về vai trò của Tổ chức Lao động quốc tế trong việc bảo đảm thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế, quan điểm này cho rằng Tổ chức Lao động quốc tế vẫn duy trì cách thức tiếp cận cũ, cách thức lập quy theo lối suy nghĩ của thế kỉ trước mà khơng thể hiện vai trị tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội cũng như thách thức mới của nền kinh tế trong q trình tồn cầu hố. Những người theo quan điểm này đi đến kết luận rằng, việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế cũng như vai trò của Tổ chức Lao động quốc tế là không cần thiết.

Ngược lại, những người theo trường phái thương mại công bằng (fair trade), những tổ chức dân sự và nhóm những nhà hoạt động về quyền của người lao động lại cho rằng bên cạnh những mặt tích cực, tồn cầu hố cũng bộc lộ những mặt tiêu cực. Trong quá trình tồn cầu hố, nhiều vấn đề lao động bức xúc vẫn xảy ra. Tình trạng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, bóc lột, tình trạng phân biệt đối xử trong lao động, điều kiện lao động tồi tàn, người lao động bị bóc lột vẫn diễn ra nhiều và có xu hướng phức tạp hơn. Họ khẳng định rằng, trong bối cảnh tồn cầu hố, các tiêu chuẩn lao động quốc tế càng đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, về vai trò của Tổ chức Lao động quốc tế, những người theo quan điểm này cho rằng Tổ chức Lao động quốc tế đã thất bại trong việc đảm bảo thi hành các tiêu chuẩn do chính mình ban hành và việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế vẫn là phổ biến. Phương pháp đảm bảo thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế dựa trên việc thuyết phục là chính cho nên khơng hiệu quả. Từ đó, họ đề xuất đưa các tiêu

chuẩn lao động quốc tế vào trong các FTA và sử dụng ché tài thương mại đối với những quốc gia vi phạm pháp luật lao động quốc tế.

Đối với Việt Nam, trong tổng số 14 FTA mà Việt Nam tham gia đến nay, Hiệp định CPTPP là FTA đầu tiên và tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có chương riêng về lao động. Ngồi ra, như hên đã trình bày, bên cạnh các FTA cịn có những cam kết liên quan đến việc tuân thủ Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Bộ quy tắc ứng xử... trong quan hệ thương mại với những nước phát triển. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc tôn trọng, đảm bảo và tuân thủ tiêu chuẩn lao động quốc tế là nguyên tắc quan trọng của luật lao động.

Thêm nữa, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế thế giới. Lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ là thị trường lao động và việc làm. Bloomberg dẫn kết quả nghiên cứu từ Công ti tư vấn McKinsey & Co dự báo đến năm 2030, khoảng 800 triệu lao động có thể bị thay thế bởi robot, tương đương 20% tổng lực lượng lao động toàn cầu. Nghiên cứu được thực hiện ở 46 quốc gia với khoảng 800 công việc. Cũng theo McKinsey & Co, nếu tốc độ robot thay thế cơng việc có chậm hơn thì cũng phải có khoảng 400 triệu lao động mất việc đến năm 2030.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin dẫn đến việc làm việc trên “văn phòng ảo”, qua mạng internet... khơng cịn xa lạ. Tất cả những điều đó (robot làm việc thay con người, ứng dụng công nghệ thông tin trong làm việc...) dẫn đến sự thay đổi về bản chất của quản trị nhân sự truyền thống. Từ đó hàng loạt các vấn đề về pháp luật lao động liên quan cũng cần phải có sự nhận thức lại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, cụ thể:

- Quan niệm về yếu tố quản lí, điều hành trong quan hệ lao động: Đây là một trong những dấu hiệu để xác định sự tồn tại của quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay các quy định về quản lí như đến địa điểm làm việc theo quy định, đi làm việc đúng giờ, thực hiện mệnh lệnh quản lí trực tiếp của người có thẩm quyền, thực hiện kỉ luật lao động thơng qua các quy chế nội bộ... sẽ khơng cịn phù hợp. Các yếu tố của quan hệ lao động linh hoạt, tự do sẽ dần thay thế cho kiểu quan hệ lao động quản lí trực tiếp và cứng nhắc hiện nay. Khi đó, các quy phạm pháp luật về quản lí lao động như hiện hành sẽ khơng cịn phát huy hiệu quả và tác dụng. Cho dù không phải

tất cả các lĩnh vực đều thay đổi theo hướng như vậy nhưng vẫn cần có những quy định lường trước sự vận động của thị trường.

- Quan niệm về hệ thống thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động: Trong kinh tế thị trưởng, một hệ thống quan hệ lao động được coi là hồn chỉnh thường gồm có 6 thiết chế: thiết chế đại diện; thiết chế trung gian hòa giải; thiết chế trọng tài; thiết chế tòa án; thiết chế tham vấn; thiết chế quản lí nhà nước (cơ quan quản lí nhà nước). Đây là quan niệm có tính truyền thống về thiết chế của quan hệ lao động. Tuy nhiên, khi yếu tố cá biệt hoá của quan hệ lao động và sự liên kết trong lao động không thuần tuý là con người với nhau mà là giữa các robot có trí tuệ nhân tạo do con người điều khiển thì liệu các thiết chế nói trên cịn nhiều ý nghĩa khơng? Hay nếu có thì nội hàm các thiết chế nói trên có gì cần thay đổi? Đây cũng là nội dung sẽ có tác động mạnh mẽ trong nghiên cứu cũng như nhận thức về lí luận và thực tiễn của pháp luật lao động.

Biểu đồ 1.1

34.60%

34.50% 30.90%

Tỷ lệ thành phần người lao động ở các ngành lao động tại Mỹ năm 2021

Giáo d c, đào t oụ ạ D ch v th vi nị ụ ư ệ Khác

Nguồn: https://www.dol.gov

Các nước 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 91% 67% 55.1% 31.5%

Tỉ lệ tham gia Cơng đồn của một số quốc gia ở Châu Âu năm 2021

Iceland Th y Đi nụ ể Bỉ khác

Nguồn: http://nld.com.vn

1.2.3 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật về đại diện các bên trong quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường

Pháp luật lao động là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong quan hệ lao động xã hội, nó cũng là cơng cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ lao động xã hội cơ bản, chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ.

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Cũng có thể hiểu, kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh

tế giữ vai trị quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật lao động cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế. Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật lao động, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định. Chính vì vậy, pháp luật lao động không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau. Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó.

Với vai trị quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống kinh tế khơng chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà cịn ở chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay khơng. Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trị quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế.

Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các

quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định. Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau.

Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó. Với vai trị quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống kinh tế không chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà cịn ở chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay khơng.

Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp luật cũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng, kìm hãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy định của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.

Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát

Một phần của tài liệu Đại diện các bên trong quan hệ lao động theo bộ luật lao động việt nam năm 2019 (Trang 27 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)