1993
4.2. Thực tiễn phân cấp tàichính tại Việt Nam hiện nay
4.2.1. Những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam
Tổ chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam là thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nguồn lực tài chính quốc gia được tạo ra từ trong một cơ cấu kinh tế thống nhất, được phân bổ trên các vùng lãnh thổ của quốc gia, do đó ngân sách nhà nước là một thể thống nhất.
Ngân sách nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội Việt Nam quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tại Việt Nam, hệ thống ngân sách nhà nước gồm có bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng của quốc gia, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Trung ương cũng thực hiện cơ chế bổ sung ngân sách cấp trên cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Do vậy khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngồi cơ chế bổ sung kinh phí ủy quyền như trên, khơng được dùng ngân sách cấp này
để chi thay nhiệm vụ của ngân sách cấp khác. Trên mỗi địa bàn đều có ngân sách của chính quyền địa phương và một phần trung ương chi trên địa bàn thể hiện dưới các hình thức như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu,… Hiện nay, Việt Nam thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ ba đến năm năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách phải tăng khả năng tự chủ của địa phương và thực hiện giảm dần kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.