Tác giả tác phẩm:

Một phần của tài liệu MÔN LỊCH sử PHÁT TRIỂN HTTL âm NHẠC LỊCH sử PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC và THỂ LOẠI OPERA (Trang 25 - 26)

Các tác giả theo khuynh hướng mới:

- Debussy: Vở opera đi tiên phong cho sự phá cách chính là Pelléas et

Mélisande (1902) của Claude Debussy (1862 – 1918), vở opera duy nhất của

Debussy này được sáng tác sau khi nhà soạn nhạc thử nghiệm một sự gắn kết giữa âm nhạc và kịch bản theo kiểu mà Wagner đã làm với Tristan und Isolde. Tuy nhiên, Debussy đã đi theo một phong cách trái ngược với Wagner. Ở vở Pelléas et Mélisande, âm nhạc trở nên thanh nhã với nhịp điệu tự nhiên dựa trên những hòa thanh mới lạ, đúng với trường phái “Ấn tượng” mà Debussy là người khai sáng.

- Richard Strauss: Trong những năm đầu tiên của thế kỉ 20, sự xuất hiện của nhạc sĩ người Đức Richard Strauss (1864 – 1949) được coi như sự nối nghiệp

của Wagner. Strauss sáng tác những vở opera mang tính chất trữ tình, lãng mạn theo khuynh hướng truyền thống, tiêu biểu cho phong cách này là vở opera Der

Rosenkavalier (1911). Ngoài ra Strauss còn sáng tác nhiều vở opera nổi tiếng

khác như: Ariadne auf Naxos (1916), Die Frau ohne Schatten (1919), Intermezzo (1924), Arabella (1933), Daphne (1938)

và Capriccio (1942).

- Alban Berg: là nhạc sĩ người Áo có thành tựu lớn nhất về opera Tk20. Những vở opera của Berg cho thấy một sự cách tân triệt để thơng qua sự chối bỏ có suy nghĩ những hịa thanh phổ thơng để hướng tới những âm thanh gay gắt –điểm nổi bật của khuynh hướng chủ nghĩa biểu hiện. Wozzeck (1925) và đặc biệt là Lulu (1935) – được một người bạn hoàn thiện sau khi Berg qua đời, vở opera được hoàn tồn sáng tác theo ngơn ngữ dodecaphony (hệ 12 âm) là những vở opera khắc họa những con người cô độc hoảng loạn, căng thẳng và đau khổ, mang tính hiện đại rất cao.

Ngồi những tìm tịi, khám phá mới, nhiều nhạc sĩ vẫn duy trì phong cách sáng tác opera theo khuynh hướng dân tộc :

Một phần của tài liệu MÔN LỊCH sử PHÁT TRIỂN HTTL âm NHẠC LỊCH sử PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC và THỂ LOẠI OPERA (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)