George Gershwi n: Porgy and Bess (1935) của là vở opera của Mĩ gây được

Một phần của tài liệu MÔN LỊCH sử PHÁT TRIỂN HTTL âm NHẠC LỊCH sử PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC và THỂ LOẠI OPERA (Trang 27 - 31)

tiếng vang nhất tại châu Âu khi được công diễn tại Milan, Ý vào năm 1955. Đây là vở opera kết hợp rất thành công giữa nhạc cổ điển và nhạc jazz cũng như âm

tiên, toàn bộ diễn viên là do người da đen đảm nhiệm, điều chưa từng có trong tiền lệ Lịch sử opera.

Như vậy, trải qua các thời kỳ, opera được phát triển và hình thành nhiều thể loại nhỏ khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng đất nước. Có thể kể một số thể loại opera tiêu biểu như:

Opera seria: Nội dung chủ yếu là lịch sử – thần thoại và cổ tích với sự phân chia

vai trị rõ ràng của lời thoại với âm nhạc. Các cảm xúc điển hình trong các tình huống điển hình thường được thể hiện trong những aria cho phép ca sĩ thể hiện trình độ kỹ thuật thượng thừa. Nógắn liền với thời kỳ thống lĩnh sân khấu của các ca sĩ castrato.

Opera buffa (người Pháp còn gọi là opere buffe): Thời kỳ đầu chỉ có 2-3 nhân

vật. Nội dung hài hước vui vẻ, hành động nhanh, giai điệu sống động. Đến thời Rossini thì thường có 4 nhân vật chính. Tác phẩm tiêu biểu Il barbiere di

Siviglia (Rossini), Le nozze di Figaro (Mozart) và Don pasquale (Donizetti), Orphée aux enfers (Offenbach).

Opéra bouffe: công diễn lần đầu tiên chủ yếu ở Théâtre des Bouffes-Parisiens,

có rất nhiều yếu tố của hài kịch, nhại, châm biếm. Tác giả tiêu biểu là Offenbach.Các tác phẩm nổi tiếng nhất của thể loại: La belle Hélène, Barbe-

bleue (Bluebeard), La vie parisienne, La Périchole, La Grande-Duchesse de Gérolstein.

Opera – comique: opera hài hước, xuất phát ở Pháp, và thường có các đối thoại

nói xen kẽ với các aria, duet. Nội dung thì có gắn với đời sống xã hội thực tế hơn, chủ đề cũng đa dạng – từ chủ nghĩa hiện thực đến cổ tích thần tiên. Các tác phẩm nổi tiếng: Fra Diavolo (Daniel Auber), Richard Coeur-de-lion (André

Grétry). Còn tác phẩm nổi tiếng nhất của thể loại này lại có kết thúc bi thảm – đó là vở Carmen (Bizet), Lakmé (Delibes).

Opéra-ballet: Gồm cả opera lẫn ballet song opera vẫn nhiều hơn. Thể loại này

khá phổ biến thời kỳ baroque ở Pháp. Ví dụ là opera của Rameau: Les Indes

galantes, Les fêtes d’Hébé.

* OPERA VIỆT NAM

Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống nước ta như tuồng, chèo…đã hình thành từ rất lâu và luôn gắn liền với lịch sử của dân tộc. Đến những năm 1930 của thế kỉ 20 nền tân nhạc Việt Nam mới bắt đầu hình thành, từ đó xuất hiện một số loại hình sân khấu mới như ca kịch, hoạt cảnh, ca cảnh… Có thể kể tên một số vở ca kịch trong giai đoạn này như: Con thỏ ngọc - 1944, Diệt sói lang - 1947 của Lưu Hữu Phước, các vở Dân cơng lên đường, “Lúa thối tơ” của Văn Ký, “Con chim kháng chiến” – 1949, Anh Păn về bản – 1954 của Đỗ Nhuận…

Đến năm 1965 nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho ra đời vở opera Cô Sao, một vở opera sử dụng chất liệu âm nhạc phương tây nhưng lại đậm chất văn hóa Việt. Đây là vở opera Việt Nam đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của opera Việt.

Từ sau 1954, nhà nước đã chọn và gởi nhiều người làm công tác âm nhạc sang các nước xã hội chủ nghĩa - chủ yếu là khối Liên Xô cũ, Trung Quốc, Triều Tiên - để học tập, đào tạo một cách chính quy, dài hạn. Trong những người được của đi học có nhiều nghệ sĩ thanh nhạc được gởi đi để được đào tạo hát theo phong cách thanh nhạc Bel canto.

Các mốc lịch sử ảnh hưởng rất lớn, tạo tiền đề cho sự ra đời của opra Việt Nam: 1956 – thành lập Trường Âm Nhạc Việt Nam. 1957 thành lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, 1959 – thành lập dàn nhạc giao hưởng Việt Nam gồm có 114 nhạc cơng.

Giai đoạn 1959 – 1975:

Sau khi dàn nhạc giao hưởng Việt Nam thanh lập vào năm 1959, thì 2 năm sau, năm 1961 dàn hợp xướng và đội múa hình thành. Lúc này Dàn Nhạc giao hưởng việt nam được đổi tên thành Nhà Hát Giao Hưởng – Hợp Xướng – Nhạc – Vũ Kịch Việt Nam. Các vở ca kịch thời kì này: Qua cầu sơng Cái của Đỗ Xuân Khoát, các vở ca kịch của Đỗ Nhuận: Chú tễu – 1966, Ông Đá – 1966, Qủa dưa đỏ - 1970, Ai đẹp hơn – 1973. Doãn Nho có ca kịch Lá Đơn Tình Nguyện – 1965, Văn Ký viết Nhật kí sơng Thương – 1971 và Đảo Xa 1973…

Các nghệ sĩ thanh nhạc được gởi đi đào tạo ở nước ngoài trong giao đoạn 1959 – 1975:

- Liên Xô: Trung Kiên, Quang Hưng, Thanh Triều, Kiều Hưng, Mộ La, Dương Phú, Mỹ Bình, Lê Dung, Thanh Vinh…

- Trung Quốc: Mai Khanh, Lê Thanh

- Bungary: Gia Khánh, Quốc Trụ, Anh Đào, Tường Vy, Trần Hiếu, Tân Nhân, Gia Hội, Diệu Thúy, Thanh Đính, Mỹ An…

- Tiệp khắc: Minh Đỗ - Hungary: Quốc Hương

Giai đoạn sau 1975

Giai đoạn này bùng nổ một loại hình sân khấu mới đó là kịch hát là những vở kịch sử dụng kịch bản từ các vở cải lương, tuồng, kịch nói… Phần bài hát được lấy từ những bài dân ca, ca khúc có sẵn và được giới chun mơn gọi là kịch hát mới và được nhà nghiên cứu Trung Kiên nhận xét: “Đó là một loại hình nghệ thuật sân khấu, một dạng thức biểu diễn không rõ ràng về hình thức nghệ thuật”

Tuy nhiên giai đoạn này vẫn có nhiều vở opera ra đời như: Tình u Của Em – Nguyễn Đình Tấn – 1981, Nguyễn Trãi Ở Đơng Quan – Đỗ Nhuận – 1980, Người Giữ Cồn – Ca Lê Thuần – 2009, Lá Đỏ - Đỗ Hồng Quân – 2006.

Về số lượng thì opera Việt Nam khơng nhiều. Chưa được quan tâm đầu tư dàn dựng, biểu diễn nên chưa có nhiều sự cảm nhận, so sánh, rút kinh nghiệm từ cả 3 phía: người sáng tác, người biểu diễn cũng như từ phía khán giả.

Một phần của tài liệu MÔN LỊCH sử PHÁT TRIỂN HTTL âm NHẠC LỊCH sử PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC và THỂ LOẠI OPERA (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)