* Kỹ thuật chăm sóc:
- Tưới nước: Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây lớn nhất vào thời kỳ ra hoa, làm quả. Nguyên tắc chung cần giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên 65-70% độ ẩm tối đa. Ngay sau khi gieo hạt, bà con cần tưới nước ngay đảm bảo cho đất có đủ độ ẩm để hạt giống nhanh chóng nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm cao và đồng đều. Tưới nước vào các thời kỳ 2-4 lá thật, trước khi ra hoa, hình thành quả và quả trường thành (có thể tưới bất kỳ giai đoạn nào khi cần để đảm bảo độ ẩm yêu cầu nêu trên).
- Tỉa, dặm: Khi cây có 1-2 lá thật, kiểm tra tỉa bỏ các cây còi cọc, cây sâu bệnh, chỉ để lại 1-2 cây đậu khỏe/khóm. Dặm cây mới vào những chỗ cây bị chết.
- Xới xáo:
- Lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (lá kép), dùng cuốc xới xáo tạo điều kiện cho đất tơi xốp, bộ rễ phát triển thuận lợi, vi khuẩn nốt sần sớm cộng sinh, làm sạch cỏ dại, tỉa định cây, kết hợp bón thúc lần 1.
+ Lần 2: Khi cây có 5-6 lá thật, tiến hành trước khi đậu tương ra hoa sau lần 1 khoảng 12-15 ngày, xới sâu 5-7cm, sạch cỏ dại, xới vun cao sát gốc, kết hợp bón thúc lần 2.
* Phịng trừ sâu bệnh:
- Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp: Bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phịng trừ tổng hợp IPM trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người và mơi trường.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV.
- Một số thuốc trong danh mục thuốc BVTV được áp dụng trên cây lạc:
+ Sâu xám, sâu cuốn lá, rệp, rầy xanh, sâu xanh, dòi đục thân, lá, sâu khoang, sâu đục quả... dùng thuốc: Aremec 18EC, Shepatin 18EC, 36EC, Actamec 20EC, 40EC, Delfin WG (32 BIU), Limater 7.5EC, Angun 5WG, Radiant 60SC,...
- Bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, sương mai, bệnh đốm lá, héo rũ... dùng thuốc: Diboxylin 2SL, Cythala 75WP, Lilacter 0.3SL...
- Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo.