VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Phát triển nơng nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nơng thơn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường, sinh thái của đất nước. Học hỏi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước sẽ giúp Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu xây dựng nông thôn mới hiệu quả, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Trong cả giai đoạn 2010-2020, đã có 4 Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 13 Nghị quyết của Chính phủ, 54 Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 106 Quyết định, Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng NTM được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện và tạo nền tảng vững chắc và là đòn bẩy để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn tới.
Xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia châu Á
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề luôn được các nước trong khu vực châu Á chú trọng trong nhiều năm qua. Tùy vào điều kiện và nội lực, mỗi nước đề ra mục tiêu và định hướng xây dựng NTM khác nhau như:
Trung Quốc
Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XVI (10/2005), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra chủ trương thúc đẩy xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa. Từ khi thực hiện chính sách xây dựng NTM đến nay, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Các ngành nghề trong nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ. Nơng nghiệp Trung Quốc đã hình thành nên nhiều sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao như: Lương thực, chăn nuôi, cao su tự nhiên, hoa quả...
Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được canh tác trên diện tích lớn, sản lượng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số lượng các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như số lượng hợp tác xã và hiệp hội không ngừng tăng lên.
Kinh tế nơng nghiệp nơng thơn nhờ đó phát triển nhanh chóng, thu nhập thuần bình qn của người nông dân tăng lên đáng kể… Kết cấu hạ tầng của khu vực nông thôn Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng nông thôn đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Hàn Quốc
Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nhưng đến nay, nền kinh tế Hàn Quốc đã vươn lên, đứng hàng thứ 3 châu Á và thứ 13 trên thế giới. Thành công của Hàn Quốc không chỉ ở công nghiệp, dịch vụ mà cịn cả lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó phải kể đến phong trào Saemaul hay phong trào Làng mới (SU). Phong trào SU được Chính phủ Hàn Quốc phát động năm 1970 và được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.
Phong trào SU ra đời với 3 tiêu chí: (i) cần cù (chăm chỉ); (ii) tự lực vượt khó; (iii) hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Sau 8 năm phát động phong trào SU, nhiều dự án đã được triển khai và hồn thành với mục đích phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn. Hàn Quốc đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần gia tăng năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Theo thống kê, năm 1979, số làng tự chủ về kinh tế tại Hàn Quốc đã đạt 98%. Như vậy, hiệu quả của phong trào SU góp phần quan trọng đưa kinh tế nơng thôn Hàn Quốc phát triển bền vững.
Nhật Bản
Kinh tế nông nghiệp được Chính phủ Nhật Bản coi trọng và ưu tiên phát triển. Do vậy, ở mỗi giai đoạn, Nhật Bản áp dụng một kế hoạch, “chính sách
khuyến nơng” khác nhau như: “Kế hoạch phát triển xã hội kinh tế”, “Xây dựng nông thôn là không gian sống thoải mái có sức thu hút”, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”… để thực hiện công cuộc xây
dựng NTM, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy sức mạnh tồn dân.
Cũng giống như Hàn Quốc, Nhật Bản phát triển kinh tế nông nghiệp từ những làng đầu tiên có quy mơ nhỏ từ 900 đến 1.000 hộ nơng dân, sau đó nhân rộng mơ hình ra 4.548 làng. Cùng với nhân rộng mơ hình làng, Nhật Bản đã áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính để xây dựng NTM ngồi nguồn thu tại địa phương; các khoản vay từ quỹ tín dụng nơng nghiệp. Theo thống kê, mỗi làng xây dựng NTM cần khoảng trên, dưới 10 triệu n, trong đó Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ 40%, phần còn lại huy động từ các nguồn khác.
Triển khai Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Theo đó,
vấn đề cơ cấu lại nơng nghiệp gắn với xây dựng NTM được đặt ra trong giai đoạn 2016-2020, cụ thể là: “Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các
giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng NTM và cải thiện đời sống của nông dân”.
Kết quả sau 10 năm (2010-2020) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hồn thiện. Thu nhập bình qn đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2018 tăng 2,78 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh từ 17,35% năm 2010 xuống còn khoảng 5,9% năm 2019, khoảng cách phát triển giữa nông thôn – đô thị từng bước được thu hẹp…
Cơ cấu kinh tế khu vực nơng thơn có sự chuyển dịch tích cực, cơng nghiệp và dịch vụ nông thôn tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm, còn khoảng 38,1% năm 2018; Thu nhập bình qn từ hoạt động phi nơng nghiệp ngày càng tăng, chiếm 78% tổng thu nhập của hộ nông thôn năm 2019. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, đã hình thành được nhiều vùng nơng nghiệp chun canh, phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền.
HTX ngày càng phát huy vai trị liên kết hộ nơng dân với nhau và kết nối giữa nông thôn với
doanh nghiệp. Đến hết năm 2019, cả nước đã có 15.363 HTX và 36.822 tổ hợp tác. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng phát triển nhanh chóng, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân. Đến nay, cả nước đã có 1.610 sản phẩm OCOP. Nông nghiệp ngày càng hấp dẫn và thu hút được nhiều tập đồn, doanh nghiệp lớn rót vốn đầu tư.
Chương trình NTM đã thu hút và huy động nguồn lực của toàn xã hội, với khoảng hơn 2,4 triệu tỷ đồng trong 9 năm (bình quân khoảng 260 ngàn tỷ đồng/năm), trong đó mức huy động xã hội chiếm đến 72,3%, đặc biệt là sự đóng góp của cộng đồng, người dân (cơng sức, hiến đất…).
Theo đánh giá, NTM hiện là chương trình duy nhất hình thành được hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành, quản lý, triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Hiện nay, cả nước đã có 717 văn phịng điều phối (cấp tỉnh, huyện) và 8.041 cán bộ xã chuyên trách và kiêm nhiệm về NTM; gần 100% các thôn bản đã thành lập ban phát triển thôn. Vai trị chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở được nâng cao, phát huy vai trị và có sức lan tỏa lớn.
Hệ thống chính sách, cơ chế hỗ trợ triển khai Chương trình xây dựng NTM ngày càng được hồn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong cả giai đoạn 2010-2020, đã có 4 Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 13 Nghị quyết của Chính phủ, 54 Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 106 Quyết định, Thơng tư và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng NTM được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện và tạo nền tảng vững chắc và là đòn bẩy để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai xây dựng NTM ở nhiều địa phương còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, nhất là quản lý nhà nước (QLNN) về thực hiện xây dựng NTM. Nhiều địa phương cịn chạy theo thành tích, xây dựng NMT khơng gắn với phát triển bền vững. Các giải pháp thiếu tính đồng bộ trong QLNN về quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực… đã tạo ra những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cụ thể như: Nhiều địa phương chỉ chú trọng vào xây dựng cơ bản mà thiếu quan tâm, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí về mơi trường, văn hố… Kết quả xây dựng NTM của một số địa
phương còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, vẫn còn khoảng cách chênh lệch về kết quả thực hiện giữa các vùng, miền.
Các chỉ tiêu đạt chuẩn và cơng tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn cịn hạn chế. Chất lượng các cơng trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Môi trường nông thôn tuy được quan tâm nhưng chưa thực sự chuyển biến rõ nét, vẫn còn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, nhất là xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, chất thải của các khu công nghiệp, làng nghề. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống ở một số địa phương đang dần bị mai một, các tệ nạn xã hội ở nông thôn vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp.
Một số địa phương thực hiện xây dựng NTM chưa quan tâm nhiều đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chưa chú trọng đến phát triển kinh tế nông thôn. Ở một số địa phương, vai trị chủ thể của cộng đồng cư dân nơng thơn chưa thực sự được phát huy, do đó, chưa khơi dậy được tinh thần tự nguyện và nguồn lực của nhân dân trong xây dựng NTM.
Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Qua nghiên cứu thực tiễn xây dựng NTM của một số nước châu Á và kết quả triển khai Chương trình xây dựng NTM của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, một số vấn đề đặt ra đối với xây dựng NTM ở nước ta trong giai đoạn mới như sau:
Một là, quá trình tổ chức thực hiện QLNN về
xây dựng NTM phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp ủy Đảng các cấp, chính quyền địa phương. Để mục tiêu xây dựng NTM trở thành nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên được chỉ đạo, thống nhất ở các cấp từ trung ương đến địa phương,
thì tinh thần đó cần phải được đưa vào báo cáo chính trị của Đại hội Đảng các cấp. Mặt khác, nên ban hành các pháp lệnh và chính sách hỗ trợ kinh tế nơng nghiệp để chúng có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài và tạo hành lang pháp lý để công cuộc xây dựng NTM được tiến hành thuận lợi.
Hai là, việc điều chỉnh, triển khai, thực hiện
chính sách xây dựng NTM xuất phát từ tình hình thực tế để lựa chọn làm nơi thí điểm. Hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi tỉnh, mỗi huyện và mỗi xã, chính quyền các cấp tiến hành đánh giá và phê duyệt đơn vị lựa chọn thí điểm trong xây dựng NTM, đồng thời đưa ra quy hoạch cụ thể đối với nơi được lựa chọn...
Ba là, tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính
từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh phí phục vụ việc xây dựng các điểm NTM được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là nguồn kinh phí từ các dự án, từ ngân sách nhà nước, do người dân đóng góp, do doanh nghiệp đóng góp và do cá nhân tài trợ, trong đó sự đóng góp của người dân (bao gồm sự đóng góp về ngày cơng) chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư.
Bốn là, coi trọng công tác truyên truyền, tổ
chức và động viên sự tham gia của tất cả các lực lượng, phát huy vai trị chủ thể của nơng dân. Các cấp chính quyền động viên sự tham gia và đóng góp về nguồn lực của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân, cũng như có sự ghi nhận và biểu dương kịp thời đối với những đóng góp của tổ chức và cá nhân trong quá trình xây dựng NTM.
Năm là, tăng cường và đẩy mạnh phát triển
kinh tế hợp tác từ cộng đồng các xã trên khắp cả nước...
Tài liệu tham khảo: