Lesson 10 - Thuế bán hàng (Sales Tax)

Một phần của tài liệu ACCA f3 tiếng việt (Trang 64 - 70)

I. Mục tiêu

 Bản chất của thuế bán hàng (Nature of Sales tax).

 Cách ghi nhận thuế bán hàng (Accounting for Sales tax).

II. Nội dung

Theo quy định của các quốc gia, một số giao dịch kinh doanh phải chịu thuế bán hàng, ví dụ như thuế giá trị gia tăng (VAT). Bài học dưới đây sẽ làm rõ các bản chất của thuế bán hàng và cách ghi nhận trong kế toán.

1. Bản chất của Thuế bán hàng (Nature of Sales tax)

a. Định nghĩa

Thuế bán hàng (Sales tax) là một loại thuế gián thu (indirect tax), tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Người tiêu dùng cuối cùng (mua hàng hóa/dịch vụ để tiêu dùng, khơng nhằm mục đích thương mại) là người chịu thuế, người nộp thuế (các doanh nghiệp) chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà

b. Tính tốn thuế bán hàng trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp vừa đóng vai trị là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, vừa là người tiêu dùng khi mua nguyên vật liệu và dịch vụ để tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.

Khi đóng vai trị là người tiêu dùng, doanh nghiệp phải chịu thuế đầu vào (Input sales tax). Khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp phải chịu thuế đầu ra (Output sales tax) dựa trên doanh thu của mình.

VD: Với thuế suất 10%, doanh nghiệp sẽ trả thêm 10% giá trị sản phẩm cho nhà cung cấp ngay khi thanh toán. Doanh nghiệp cũng thu thêm 10% giá trị sản phẩm/dịch vụ mà mình bán ra.

Giá trị thu thêm này được coi như khoản “giữ hộ” cơ quan thuế và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho nhà nước vào cuối kỳ.

c. Thuế đầu vào được khấu trừ (Deductible input sales tax) và thuế đầu vào không được khấu trừ (Non- deductible input sales tax)

Doanh nghiệp có 2 hình thức lựa chọn nộp thuế doanh thu (Sales tax), đó là đăng ký nộp theo phương pháp khấu trừ và nộp trực tiếp.

 Doanh nghiệp nộp trực tiếp dựa trên doanh thu:

Số thuế bán hàng (sales tax) doanh nghiệp phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp này sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.

 Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về các hàng hóa/dịch vụ chịu thuế đầu vào. Khi mua các hàng hóa/dịch vụ này cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế bán hàng đầu ra phải nộp.

Cuối mỗi kỳ, kế toán sẽ tổng hợp số tiền thuế doanh thu phải nộp và thuế được khấu trừ và so sánh:

Thuế đầu vào được khấu trừ < Thuế đầu ra: Doanh nghiệp sẽ phải nộp khoản chênh lệch cho cơ quan

thuế.

Thuế đầu vào được khấu trừ > Thuế đầu ra: Doanh nghiệp được thu lại khoản chênh lệch từ cơ quan

thuế.

d. Hàng hóa có thuế suất 0% (Zero rate sales tax) và hàng hóa được miễn thuế (Exempted sales tax)

Thuế là một trong những cơng cụ của chính sách tiền tệ của Chính phủ. Đối với thuế doanh thu (Sales tax), Chính phủ có 2 hình thức ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong nước. Đó là đánh thuế 0% (Zero rate) và miễn thuế (Exempt). Dưới đây là bảng so sánh cơ bản giữa 2 hình thức của thuế doanh thu trên:

Có thể thấy, nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có áp dụng thuế suất 0% sẽ có lợi hơn các sản phẩm được miễn thuế (do được hoàn thuế đầu vào).

2. Cách hạch toán thuế bán hàng (Accounting for Sales Tax)

a. Thuế đầu vào (Input sales tax)

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy thuế đầu vào là một khoản doanh nghiệp được thu lại từ cơ quan thuế. Vì vậy khi hạch toán, giá trị của thuế đầu vào sẽ được ghi nhận bên Tài sản (bên Nợ):

b. Thuế đầu ra (Output sales tax)

Thuế đầu ra là một khoản doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Kế toán sẽ ghi nhận giá trị khoản thuế vào bên Nợ phải trả (bên Có):

III. Bài tập

If sales (including sales tax) amounted to $27,612.50, and purchase (excluding sales tax) amounted to $18,000, what

would be the balance on the sales tax account, assuming all transactions are subject to sales tax at 17.5%?

Lesson 11 - Chi phí dồn tích và Chi phí trả trước (Accruals and

Một phần của tài liệu ACCA f3 tiếng việt (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)