2. Triển vọng cho quá trình thống nhất tiền tệ ở Đông Na mÁ 1 Thuận lợi trong việc hình thành đồng tiền chung ASEAN
2.2. Khó khăn trong q trình thống nhất tiền tệ của Đông Na mÁ
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình gây dựng và phát triển một liên kết kinh tế quốc tế bền vững, nhưng để xây dựng một đồng tiền chung khu vực thì ASEAN vẫn cịn tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề, vượt qua nhiều trở ngại cả về khách quan lẫn chủ quan:
Thứ nhất, cấp độ liên kết kinh tế - thương mại chưa cao và còn lỏng lẻo. Kết
quả hợp tác kinh tế của ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột phá trong quan hệ kinh tế- thương mại. Thương mại nội khối chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (25%), quan hệ kinh tế - thương mại ASEAN với các đối tác bên ngoài vẫn chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng có vị trí quan trọng. Để tiến tới những cấp độ liên kết kinh tế - thương mại cao hơn nữa, trước hết các quốc gia ASEAN phải nỗ lực phấn đấu tự do hoá 4 yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động. Vì vậy, vào những ngày cuối năm 2015, lãnh đạo 10 quốc gia đã ký quyết định chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm cải thiện tình hình liên kết kinh tế khu vực, tuy nhiên năng lực, hiệu quả của AEC vẫn còn cần phải được chứng minh trong nhiều năm tiếp theo.
Thứ hai, cho đến nay, ASEAN vẫn chưa có được hệ thống pháp luật đủ cụ
thể và chặt chẽ, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế. Kinh nghiệm liên kết thị trường của EU cho thấy thị trường càng liên kết, càng tự do thì luật pháp phải càng chặt chẽ với câu nói "free market, more rules". Hiện nay, các văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại của ASEAN về cơ bản vẫn là các điều ước quốc tế như Hiệp định CEPT/AFTA, Hiệp định về khu vực đầu tư AIA... trong khi pháp luật của EU không chỉ bao gồm các điều ước quốc tế là các “văn bản gốc” mà còn
bao gồm cả một hệ thống rất quan trọng các “văn bản pháp luật phái sinh” cụ thể, chi tiết do các cơ quan của EU ban hành, hơn nữa tất cả các quy định này đều được áp dụng trực tiếp và có giá trị cao hơn nội luật. Dù khơng hướng tới mục tiêu "nhất thể hố" hồn tồn giống như EU nhưng ASEAN hiện vẫn còn thiếu hệ thống pháp luật đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ kinh tế - tiền tệ trong một khu vực đồng tiền chung.
Thứ tư, mức độ hội tụ của các nền kinh tế thành viên còn thấp, hiện vẫn tồn
triển kinh tế giữa các nước ASEAN đang thực sự là thách thức đối với tiến trình liên kết. Trong ASEAN, bên cạnh những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Singapore, Thái Lan... vẫn tồn tại những nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, kém phát triển như Campuchia, Lào…. Chỉ xem xét một khía cạnh là tổng thu nhập quốc nội của một số quốc gia cũng thấy rõ sự khác biệt này.
Bảng 2: Thu nhập quốc nội của các nước ASEAN năm 2014 (Nguồn: Dataworldbank - Đơn vị: triệu USD)
STT T Quốc gia Tổng GDP 1 Indonesia 888 538 2 Thái Lan 404 824 3 Malaysia 338 104 4 Singapore 307 860 5 Philippines 284 777 6 Việt Nam 186 205 7 Myanmar 64 330 8 Brunei 17 105 9 Cambodia 16 778 10 Lào 11 997
Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dẫn tới việc xác định khác nhau giữa lợi ích và thứ bậc các vấn đề ưu tiên trong hợp tác, kéo theo sự bất đồng trong q trình hoạch định, thực hiện chính sách của các nước ASEAN. Bên cạnh đó, tuy các nước ASEAN có cùng khu vực địa lý và trải qua các giai đoạn lịch sử Á Đông tương đối giống nhau nhưng việc tồn tại sự đa dạng của các hệ thống chính trị, sự khác nhau về tơn giáo, phong phú về văn hóa và thậm chí là khơng có một ngơn ngữ chung nhất của các quốc gia trong khu vực, tuy không phải là nguyên nhân quá quan trọng trong việc thống nhất tiền tệ, nhưng cũng được coi là một khó khăn cho q trình hợp tác tồn diện và sâu rộng hơn của Đông Nam Á.
Thứ năm, những thách thức từ bên ngồi như thị trường tài chính - tiền tệ thế
FED cân nhắc điều chỉnh lãi suất đồng USD, giá dầu lao dốc, các sàn chứng khốn chao đảo,… đang là mối nguy cơ khơng loại trừ bất cứ quốc gia nào. Tất cả những yếu tố trên đang đe doạ trực tiếp tới sự ổn định, phát triển của từng quốc gia cũng như khu vực, đồng thời, cũng đặt ra khơng ít thách thức cho môi trường tiền tệ ổn định của ASEAN. Trước bối cảnh nhiều biến động như vậy, mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á lại phải chọn cho mình những chính sách tiền tệ riêng để phù hợp với hồn cảnh và bảo vệ hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, do đó trở thành trở ngại cho sự ra đời của một đồng tiền chung
Thứ sáu, trong bối cảnh cụ thể của ASEAN, với định hướng “thống nhất
trong đa dạng” chứ khơng “nhất thể hố” như EU thì một trong những vấn đề khơng thể khơng tính tới là: Để tiến tới đồng tiền chung, bản thân mỗi quốc gia phải chấp nhận hi sinh một phần chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ để chuyển giao cho thiết chế chịu trách nhiệm vận hành chính sách tiền tệ chung cho tồn bộ khu vực. Chẳng hạn, các nước thành viên EURO bị ràng buộc hai điều khoản: Thâm hụt ngân sách phải dưới 3%, nợ nước ngoài phải dưới 60% tổng sản lượng quốc gia. Đây là một địi hỏi có tính ngun tắc và vơ cùng cần thiết nhưng lại hết sức nhạy cảm và khó khăn đối với riêng các nước ASEAN, nhất là khi chính sách tiền tệ ln là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Chuyển giao chính sách tiền tệ đồng nghĩa với việc quốc gia mất đi một trong những công cụ để ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Thậm chí, điều này có thể dẫn tới việc quốc gia khó có thể phản ứng kịp thời đối với những cú sốc kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài.