Xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội đủ mạnh cho sự ra đời của đồng tiền chung
Để có một đồng tiền chung ổn định thì cần có những nền kinh tế vững chắc đảm bảo cho nó. Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập thời gian vừa qua được
coi là một bước đi quan trọng cho việc xây dựng nền tảng kinh tế đồng đều và ổn định cho 10 nước ASEAN, tuy nhiên, để AEC thực sự phát huy hết tiềm năng, các quốc gia vẫn cần nỗ lực rất nhiều để thu hẹp khoảng cách tăng trưởng nội bộ khối, thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn khu vực.
Hình thành ngân hàng ASEAN và hệ thống tiền tệ Đơng Nam Á
Ngân hàng ASEAN đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy ra đời đồng tiền chung ASEAN cũng như việc giám sát, quản lý hoạt động tiền tệ trong tương lai với các mục tiêu chủ yếu là:
- Đề ra một đường lối chung về chính sách tiền tệ khu vực, tạo nên Hệ thống tiền tệ Đông Nam Á, dần định hướng một cơ chế chung cho tất cả các quốc gia thành viên đồng thời tư vấn, hỗ trợ và giám sát trong việc thực hiện chính sách tiền tệ ở các nước thành viên
- Thanh toán thương mại giữa các thành viên ASEAN, gia tăng phạm vi hoạt động của mình đại diện cho ASEAN thực hiện các giao dịch thanh tốn với các nước ngồi khối
- Là cơ quan trọng trong việc giữ ổn định tỷ giá cho đồng tiền chung ASEAN trong tương lai, cũng như ứng phó với những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khơng mong muốn có thể xảy ra.
Hồn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chung cho ASEAN, đặc biệt là về kinh tế - tiền tệ
Các nước thành viên nên coi Hiến chương ASEAN và các điều ước quốc tế là văn bản gốc và từ đó xây dựng hệ thống luật pháp cụ thể, chi tiết thay vì chung chung, bao quát. Đây là khung cơ sở cho quá trình thống nhất tiền tệ, là chuẩn mực để các quốc gia tuân thủ và điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình theo một quy chuẩn chung, góp phần tích cực cho việc hình thành đồng tiền chung ASEAN.
Việc hình thành một liên minh tiền tệ - hình thức phát triển cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế, phải trải qua từng bước một, khi mà hệ thống tài chính – tiền tệ của khu vực dần trưởng thành và lớn mạnh qua những thời kỳ khủng hoảng hay tăng trưởng. Do đó, xây dựng một kế hoạch dài hạn, cụ thể cho việc thống nhất tiền tệ ở ASEAN có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là kim chỉ nam cho hành động của tồn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ ASEAN để tiến tới đồng tiền chung.
Kết luận
Nhiều ý kiến cho rằng mơ hình hợp nhất tiền tệ của liên minh châu Âu EU đang bộc lộ quá nhiều bất cập, tuy nhiên nếu xét theo mặt khách quan, thì việc thống nhất tiền tệ không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc nợ công trầm trọng cho các nước thành viên EU. Ngược lại, việc tham gia vào liên minh tiền tệ đã nâng cao đánh kể uy tín quốc gia cũng như thúc đẩy kinh tế khu vực, và những bất ổn, yếu kém hiện nay là do sự thiếu đồng bộ trong chính sách tài khóa giữa các nước và chính sách vay mượn, chi tiêu bất hợp lý ở một số quốc gia. Do đó, việc hình thành một liên minh tiền tệ vẫn có ý nghĩa to lớn và nhiều tác động tích cực hơn với các nước thành viên, đặc biệt là các nước có nền kinh tế nhỏ sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
Nhìn lại lịch sử hợp tác của Liên minh châu Âu, đối chiếu với những thành tựu và những bất cập của ASEAN cịn tồn tại, có thể thấy chặng đường xây dựng một đồng tiền chung ASEAN vẫn còn rất nhiều khó khăn và trở ngại, thậm chí khơng ít quan điểm của các nhà kinh tế đã cho rằng khơng thể có sự ra đời của một đồng tiền chung ASEAN. Tuy vậy, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi nếu lấy mốc thời gian từ 1976 (năm ra đời của Hiệp ước Bali - dấu mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế của ASEAN) đến nay, so với khoảng thời gian gần 50 năm của EU để biến ý tưởng về đồng EURO trở thành hiện thực thì ASEAN mới chỉ mất hơn một nửa khoảng thời gian đó. Hơn nữa, quy mơ và trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn bộ EU so với ASEAN là khoảng cách khá lớn, bản thân ASEAN cũng khơng có truyền thống hợp tác kinh tế bền chặt và lâu dài như các nước EU. Do đó, ASEAN hồn tồn có thể tự hào với những chặng đường đã đi qua và tin tưởng vào tương lai của một đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, những khó khăn trong con đường thống nhất tiền tệ của các khu vực khác nhau lại rất khác nhau, nên ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ liên minh châu Âu EU, các nước Đơng Nam Á cũng cần tìm ra giải pháp và định hướng phù hợp riêng cho khu vực
để tiến tới một hình thành một liên minh tiền tệ vững mạnh. Cộng đồng ASEAN ra đời ngày 31/12/2015 đã đưa ASEAN từ Hiệp hội thành Cộng đồng vững mạnh về chính trị, liên kết chặt chẽ về kinh tế, hoạt động năng động, hiệu quả hơn và đặc biệt là với năm sự tự do cơ bản, AEC sẽ là nền tảng quan trọng, tạo nền móng kinh tế vững chắc cho sự ra đời của đồng tiền chung.