Ảnh hưởng của acid boric lên sự nảy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (cocos nucifera var makapuno) ở tỉnh trà vinh (Trang 67 - 69)

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ trái sáp

3.2.1 Ảnh hưởng của acid boric lên sự nảy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trá

khả năng đậu trái dừa sáp cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh

Theo Nguyễn Thị Lệ Thủy (2013), trên giống dừa lùn, pha cái thường trùng với pha đực nên dừa lùn thường tự thụ phấn. Đối với nhóm dừa lai, giữa pha đực và pha cái có sự trùng pha một phần nên có thể xảy ra hiện tượng tự thụ trên cùng một phát hoa.

3.2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: Vườn dừa sáp cấy phôi 6 năm tuổi của hộ bà Phạm Thị Út, ấp Bình

La, xã Lương Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh - Thời gian: 01/2018-12/2019

Vật liệu: Cây dừa sáp cấy phơi thuộc nhóm dừa lùn và nhóm dừa lai.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ acid boric lên sự nảy mầm của hạt phấn dừa sáp trong đĩa petri

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hồn

tồn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri.

Chuẩn bị môi trường: Môi trường nuôi hạt phấn bao gồm 1% agar, 10% đường

và acid boric được bổ sung trực tiếp vào môi trường với các nồng độ: - Nghiệm thức đối chứng không bổ sung acid boric.

- Nghiệm thức 1 bổ sung 0 mg/L acid boric. - Nghiệm thức 2 bổ sung 5 mg/L acid boric. - Nghiệm thức 3 bổ sung 10 mg/L acid boric. - Nghiệm thức 4 bổ sung 15 mg/L acid boric - Nghiệm thức 5 bổ sung 20 mg/L acid boric

Quy trình thu mẫu: Mẫu hoa đực trên phát hoa vừa mới nở được thu lúc sáng

sớm cho vào túi nilong màu trắng sau đó cho vào thùng mút, đem về phịng thí nghiệm và tiến hành khử trùng ngay bằng cồn 70o và đưa vào tủ cấy.

Phương pháp cấy mẫu vào môi trường dinh dưỡng: Sau khi mơi trường nguội

thì tiến hành cấy hạt phấn vào các đĩa mơi trường. Hoà hạt phấn vào trong cốc nước cất, sau đó hút 0,1 mL dung dịch nước cất chứa hạt phấn cho vào đĩa petri, tiếp theo dùng que cấy trải đều dung dịch trên bề mặt đĩa, đặt các đĩa ở trong phịng có nhiệt độ từ 26-28oC.

Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát sự nảy mầm của hạt phấn vào các thời điểm 0, 3, 6,

12, 24 và 48 giờ sau khi gieo hạt phấn vào đĩa. Số liệu được ghi nhận bằng cách đánh dấu 3 điểm bất kì trên đĩa và đếm số lượng hạt phấn nảy mầm tại 3 điểm đánh dấu bằng kính hiển vi ở vật kính 10X.

Cơng thức tính tỷ lệ phần trăm (%) số hạt phấn nảy mầm như sau:

Số hạt phấn nảy mầm (%) = (Số hạt phấn nảy mầm đếm được/ Tổng số hạt phấn tại điểm quan sát) × 100 - Tỷ lệ hạt nảy mầm của các lần đếm trước.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun acid boric lên sự đậu trái dừa sáp

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo thể thức

thừa số trong khối hồn tồn ngẫu nhiên 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một phát hoa/cây trên tổng số 48 cây.

Bảng 3.8: Cách bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun acid boric lên sự đậu trái dừa sáp trong điều kiện có trùm phát hoa

Nhân tố: Nồng độ acid boric (mg/L)

Thời gian phun hóa chất (ngày sau khi nứt mo = SKNM)

15 20

0 (đối chứng) NT 1 NT 5

5 NT 2 NT 6

10 NT 3 NT 7

Phương pháp tiến hành: Phun acid boric ở các nồng độ thí nghiệm với thể tích

200 mL dung dịch/phát hoa trên dừa sáp thuộc nhóm dừa lùn hoặc nhóm dừa lai mới nứt mo vào buổi sáng từ 8-10 giờ.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trái /quày ở các thời điểm tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6 sau phun.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ acid boric phun trong điều kiện có trùm phát hoa lên khả năng đậu trái trên cây dừa sáp

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo thể thức

thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một buồng hoa/cây trên tổng số 36 cây.

Bảng 3.9: Cách bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ acid boric phun trong điều kiện có trùm phát hoa lên sự đậu trái dừa sáp

Nhân tố: Nồng độ acid boric (mg/L)

Thời gian phun hóa chất (ngày sau khi nứt mo = SKNM)

15 20

0 (đối chứng) NT 1 NT 4

10 NT 2 NT 5

15 NT 3 NT 6

Phương pháp tiến hành: Sử dụng bao nilon trắng và trong bao kín phát hoa

trước khi nứt mo, theo dõi đến khi mứt mo tiến hành phun 200 ml/phát hoa với các nồng độ acid boric thí nghiệm (chỉ mở miệng bao nilon khi phun và sau buộc lại như ban đầu), hạn chế tối đa hạt phấn bên ngoài.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trái /quày ở các thời điểm tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6 sau phun.

3.2.1.2 Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft ofice Excel 2010 và IBM SPSS Statistics 20 trong phân tích thống kê. Kiểm định độ khác biệt ở hai mức ý nghĩa 1% và 5% bằng phép thử Duncan, thống kê mô tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (cocos nucifera var makapuno) ở tỉnh trà vinh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)