Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 68 - 86)

Việt Nam

 Tăng cường quan hệ, mở rộng đối tượng cho vay và dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các DNVVN trên cơ sở an toàn vốn vay là ưu tiên của Maritime Bank trong thời gian tới

 Ưu tiên cấp vay vốn cho những khách hàng tốt, nằm trong định hướng, chiến lược kinh doanh & chiến lược tăng trưởng dư nợ cho vay trong từng thời kỳ.

 Maritime Bank hạn chế cho vay các đối tượng khác hàng.

− Khách hàng hoạt động trong ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro (bất động sản, chứng khoán…).

− Khách hàng có dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh được đánh giá là khó có khả năng trả nợ

− Khách hàng hiện đang có nợ quá hạn từ nhóm 3 trở nên tại Maritime Bank/ các tổ chức tín dụng khác.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Xây dựng định hướng, chiến lược và chính sách cho vay DNVVN phù hợp với định hướng tín dụng chung của ngân hàng. Quan tâm, tạo điều kiện vay vốn cho các doanh nghiệp có quy mô doanh thu nhỏ, doanh nghiệp mới nhưng hiệu quả sinh lời ổn định, quản trị có hiệu quả và có thời gian giao dịch với ngân hàng uy tín

- Việc thực hiện mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn DNVVN

cần phải được quan tâm đúng mức, và để làm được điều đó thì Maritime Bank trước hết phải có một chính sách tín dụng tổng thể, sau đó mới triển khai xây dựng và thiết kế chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN một cách hợp lý theo định hướng tổng thể chung đó

Chính sách tín dụng tổng thể phải thể hiện được các chỉ tiêu về cho vay ngắn hạn DNVVN cụ thể như sau:

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN trong tổng dư nợ hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng như hoạt động cho vay chung toàn hệ thống, trong đó, xây dựng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN trong tổng dư nợ cho vay DNVVN hợp lý cho từng thời kỳ. Điều này đảm bảo cho việc phát triển cho vay có định hướng và theo đó là bố trí nguồn lực cho hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN, việc xây dựng và triển khai quy trình, bộ máy và cơ cấu cho vay DNVVN được tập trung, tránh cồng kềnh không linh hoạt. Bên cạnh đó, sẽ hoạch định được cơ cấu nguồn huy động cho hợp lý.

+ Xây dựng danh mục và cơ cấu cho vay đối với từng ngành, từng lĩnh vực DNVVN hoạt động theo định hướng của Maritime Bank trong từng thời kỳ.

+ Chính sách bảo đảm tiền vay và tỷ trọng dự nợ được bảo đảm trong cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn.

+ Chính sách phân loại khách hàng và các quy định cho từng loại khách hàng cụ thể.

- Điều chỉnh chính sách phân loại khách hàng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho

các DNVVN đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô doanh thu còn nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập và các công ty tư nhân có tiềm năng phát triển tốt, hiệu suất sinh lời ổn định có thể tiếp cận được nguồn vốn cho vay của Ngân hàng

Thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô doanh thu nhỏ (dưới 1 triệu USD/năm) nhưng hoạt động ổn định và có uy tín với ngân hàng chiếm một số lượng không nhỏ. Do vậy, với những đối tượng khách hàng này, Maritime Bank phải có cơ chế đối xử thuận lợi khi xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN, cụ thể:

+ Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, đối với những đối tượng khách hàng có quy mô doanh thu nhỏ, Maritime Bank cần quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí về hiệu quả quản trị, về độ lành mạnh và minh bạch về tài chính, uy tín và sự cam kết của chủ sở hữu khi tham gia quan hệ với Maritime Bank.

+ Tạo điều kiện cho phía trung tâm SME trình các điều kiện ưu đãi cho khách hàng là đối tượng này nhằm thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với doanh

nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cảm thấy thoải mái và tin tưởng khi vay vốn và sử dụng dịch vụ của Maritime Bank.

+ Thay thế việc thắt chặt các điều kiện tín dụng về tài sản bảo đảm bằng việc kiểm soát nguồn doanh thu qua tài khoản của khách hàng.

- Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt có thể áp dụng cho từng đối tượng

khách hàng, tạo cơ chế mở cho đơn vị kinh doanh có thể trình lãi suất ưu đãi cho các khách hàng tốt, hoặc trình tăng lãi suất đối với những khách hàng rủi ro cao

Hiện tại, Maritime Bank đang áp dụng lãi suất, phí cho khách hàng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống xếp hạng doanh nghiệp MSB Rating, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp trên hệ thống chấm điểm MSB Rating này cũng chưa thể phản ánh hết được tiềm năng phát triển, hay những rủi ro đối với các DNVVN, do đó, trong quá trình kinh doanh các đơn vị kinh doanh thường khó khăn khi muốn có những ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng tốt, những khách hàng muốn lôi kéo về giao dịch với ngân hàng. Vì vậy, chính sách lãi suất nên được áp dụng linh hoạt hơn. Cụ thể, Maritime Bank nên tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh là các trung tâm SME được thể hiện quan điểm của mình đối với việc áp dụng lãi suất cho các đối tượng đặc biệt thông qua việc trình áp dụng lãi suất, phí ưu đãi lên trung tâm phê duyệt hoặc tổng giám đốc ngân hàng doanh nghiệp SME.

- Quán triệt quan điểm tài sản bảo đảm không phải là yếu tố tiên quyết làm cơ

sở để cho vay, nới lỏng cơ chế bảo đảm tiền vay tạo điều kiện cho các DNVVN sử dụng hàng hóa tồn kho để làm tài sản thế chấp trong chính sách bảo đảm tiền vay

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy Maritime Bank đang đề cao quá mức vai trò quan trọng của tài sản bảo đảm khi xét cho vay các DNVVN. Việc nhận tài sản bảo đảm hay quản lý tài sản bảo đảm tại Maritime Bank đang quá khắt khe, rườm rà phức tạp, công tác quản lý tài sản thế chấp còn yếu kém, gây cản trở cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Việc cho vay có tài sản bảo đảm là cần thiết, vì tài sản là bước đệm thứ hai đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, nguyên tắc cho vay là dựa trên đánh giá hiệu quả phương án kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay, chính vì vậy, Maritime Bank nên đề cao quan điểm này khi xây dựng và triển khai chính sách cho vay, nhằm hạ thấp rào cản của điều kiện tài sản bảo đảm cho khách

hàng, đặc biệt là cho vay DNVVN đối tượng thường khó khăn khi mang tài sản ra để thế chấp. Cụ thể:

+ Nâng cao yêu cầu và khả năng thẩm định phương án sử dụng vốn vay, phương án sản xuất khách hàng khi xét duyệt khoản vay

+ Maritime Bank xem xét cho vay một phần hoặc toàn bộ không có tài sản bảo đảm đối với những khách hàng xếp loại tốt hoạt động trong những ngành hàng được Maritime Bank khuyến khích trong từng thời kỳ.

+ Đối với những tài sản là hàng hóa tồn kho luân chuyển, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản không hoàn thành được thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và của Maritime Bank coi như không phải là tài sản bảo đảm và không được dùng để tính cho chính sách bảo đảm tiền vay, tuy nhiên, tạo điều kiện nhận các tài sản này là tài sản bảo đảm bổ sung thêm.

- Các chính sách, kế hoạch, định hướng của ngân hàng về cho vay phải được

phổ biến, quán triệt sâu sắc đến từng đơn vị thành viên, các cán bộ tín dụng để nghiêm túc thực hiện.

Nâng cao tính tương tác, tổ chức lại hoạt động của các bộ phận trong quy trình cho vay nhằm thống nhất thông tin đến với khách hàng, giảm thiểu hồ sơ phê duyệt khoản vay, cải thiện thời gian xử lý hồ sơ cho vay

Để việc thực hiện quy trình cho vay ngắn hạn DNVVN Maritime Bank được linh hoạt và hợp lý cần phải lưu ý một số điểm như sau:

+ Tạo cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa hai bộ phận là đơn vị kinh doanh SME và bộ phận phê duyệt khoản vay; Quán triệt quan điểm tương trợ để hướng vào mục tiêu chung của hệ thống là tăng trưởng dư nợ phải kết hợp với an toàn vốn cho vay; tránh tâm lý xin – cho giữa bộ phận phê duyệt cho vay và các đơn vị kinh doanh.

+ Việc thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định cho vay phải được trao đổi và thông tin phải thống nhất giữa trung tâm phê duyệt và trung tâm SME; đảm bảo khi ra quyết định cho vay là quyết định có thể thực hiện được ngay chứ không phải trình đi, trình lại.

+ Tiêu chuẩn hóa thủ tục cấp vốn vay cho khách hàng, hồ sơ xét duyệt khoản vay nên được tiêu chuẩn mang tính tổng quan, linh hoạt không quá đi vào chi tiết, câu chữ. Việc yêu cầu danh mục hồ sơ nên được gửi một lần từ một đầu mối

liên hệ với khách hàng, tránh trường hợp yêu cầu đi, yêu cầu lại một nội dung hồ sơ, làm phiền hà, mất thời gian trong quá trình xét duyệt cho vay.

Tiêu chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tham gia kiểm soát sau cho vay đối với khách hàng. Kế hoạch, chương trình kiểm soát rủi ro phải được làm thống nhất tránh chồng chéo giữa các bộ phận đảm bảo hiệu quả khi kiểm soát rủi ro nhưng tránh tạo áp lực, phiền hà cho hoạt động của khách hàng sau khi vay vốn

Hiệu quả, hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng, công tác này đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo quy trình chặt chẽ. Để nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay thì trước hết cần phải quán triệt quan điểm để cán bộ cho vay nắm rõ được tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời phải có những quy định rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể đến từng cá nhân, tập thể trong việc kiểm tra, kiểm soát cho vay. Phải thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát.

Với hoạt động kiểm soát rủi ro Maritime Bank cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Xây dựng quy trình thống nhất, phối hợp chặt chẽ và có hệ thống hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay ngắn hạn DNVVN.

+ Tiêu chuẩn hóa hệ thống báo cáo, trách nhiệm báo cáo và chức năng thực hiện của từng bộ phận tham gia giám sát sau cho vay ngắn hạn DNVVN

+ Bộ phận kinh doanh tại các trung tâm SME phải phát huy hơn nữa vai trò tiên phong trong kiểm soát và nắm bắt thông tin khách hàng cho vay.

Nâng cao hiệu quả xử lý nợ quá hạn, hiệu quả quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa

Việc phát sinh nợ quá hạn, nợ khó thu hồi của Maritime Bank một phần rất lớn từ nguyên nhân là chính sách thu hồi nợ xấu của Maritime Bank chưa mạnh mẽ, chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể đến các đơn vị kinh doanh trực tiếp, hiệu quả hoạt động của phòng xử lý nợ xấu chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới Maritime Bank nên quan tâm đến các yếu tố như sau:

+ Xây dựng chính sách đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu được cụ thể, mạnh mẽ.

+ Hướng dẫn các cán bộ trung tâm SME các kỹ năng nhắc nợ, kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu, các nghiệp vụ thu hồi nợ được tốt hơn

+ Việc quản lý tài sản bảo đảm phải được làm thường xuyên, liên tục. Bộ phận định giá tài sản phải thường xuyên được đào tạo, trau dồi những phương pháp, kỹ thuật định giá, quản lý tài sản bảo đảm tiên tiến, đa dạng để phù hợp với các loại tài sản bảo đảm.

Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và sử dụng cán bộ tín dụng. Chuyên gia phê duyệt; cán bộ quản lý hàng hóa và KSTD

Chất lượng nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ có năng lực có phẩm chất nghề nghiệp tốt là một nền tảng cơ sở vững chắc cho chất lượng cho vay được nâng cao. Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Maritime Bank cần tiến hành các vấn đề sau:

+ Làm tốt công tác hoạch định về nhân sự: Việc hoạch định kế hoạch nhân sự

tốt là cơ sở cho ngân hàng thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân sự một cách hợp lý và có hiệu quả; hoạch định nhân sự phải xuất phát từ nhu cầu của mô hình cho vay DNVVN dựa vào chính sách cho vay để dự kiến số lượng cũng như chất lượng nhân sự đối với các phòng ban liên quan đến cho vay ngắn hạn DNVVN.

Trong công tác hoạch định nhân sự cần thiết phải chỉ ra các nội dung:  Số lượng nhân sự cần tuyển dụng

 Chất lượng nhân sự: Dựa trên yêu cầu công việc của từng vị trí mà khối nhân tài xây dựng những tiêu chuẩn tuyển dụng cho các nhân sự của từng vị trí.

 Nguồn nhân sự tuyển dụng

+ Công tác tuyển dụng nhân sự phải được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan: Việc tuyển dụng nhằm mục đích tìm được những người có năng

lực thực sự, đáp ứng được nhu cầu công việc, nếu bằng một hình thức tiêu cực nào đó mà công tác tuyển dụng không đáp ứng được mục tiêu trên sẽ dẫn tới chất lượng nhân sự bị ảnh hưởng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Để đáp ứng được nhu cầu này Maritime Bank cần phải thực hiện tốt một số điểm sau:

 Chính sách nhân sự do khối quản lý nhân tài xây dựng dựa trên sự đặt hàng của Khối ngân hàng DNVVN. Về số lượng tuyển dụng từng thời kỳ; tiêu chuẩn cho từng vị trí phải được sự tham vấn của khối ngân hàng DNVVN.

 Công tác truyền thông, tuyển dụng phải được công khai rộng rãi trên toàn hệ thống nội bộ, trên các phương tiện truyền thông khác.

 Công tác thi tuyển phải được làm chặt chẽ, khách quan và công khai rộng rãi về hình thức thi, thời gian thi.

 Việc phỏng vấn ứng viên phải được 1 ban tuyển dụng tuyển dụng phụ trách và có sự tham gia đại diện các Giám đốc SME hoặc người phụ trách đơn vị sử dụng lao động; ban tuyển dụng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng nhân sự tuyển dụng với Tổng giám đốc ngân hàng.

+ Đào tạo

 Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thẩm định khách hàng; đặc biệt là cán bộ kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, bên cạnh những kiến thức bán hàng, kiến thức về thị trường, kỹ năng về giao tiếp, thiết lập quan hệ tốt với khách hàng thì những kiến thức về thẩm định doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro…là những kiến thức hết sức quan trọng đối với một cán bộ kinh doanh.

 Liên tục cập nhật và đổi mới nội dung đào tạo về tình hình thực tế như những thay đổi của môi trường kinh doanh, về văn bản pháp luật, truyền đạt; phổ biến thông tin đến các bộ phận tham gia quy trình cho vay DNVVN. Đảm bảo các cán bộ tham gia thẩm định hồ sơ vay hiểu được đầy đủ, kịp thời những thay đổi chính sách của nhà nước, và của Maritime Bank về cho vay DNVVN

 Ngoài việc đào tạo những kiến thức cơ bản. Cơ chế của các trung tâm SME hoặc của Maritime Bank nên khuyến khích phương pháp tự học

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 68 - 86)