Tổ chức hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 35 - 45)

Hải Việt Nam

2.2.1. Tổ chức hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt NamHải Việt Nam Hải Việt Nam

Chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN

Từ năm 2010, Maritime Bank mới chú trọng đến vấn đề cho vay các DNVVN, cũng trong năm này, Maritime Bank đã xây dựng khung chính sách cấp tín dụng riêng cho các DNVVN.

+ Mục đích xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN

Đưa ra chính sách cho vay đa dạng, phù hợp, áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu cho Maritime Bank, khách hàng chiến lược và khách hàng tốt nhất cho Maritime Bank; Duy trì và

từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay, cũng như đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay; Tăng cường, nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ cho vay DNVVN, sức cạnh tranh trong hoạt động và tạo dựng vị thế, hình ảnh, thương hiệu của Maritime Bank trên thị trường tài chính.

+ Cơ sở xây dựng chính sách cho vay: (1) dựa trên những quy định của pháp luật, quy định của Ngân hàng nhà nước ( NHNN) và của Maritime Bank về hoạt động cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay…; (2) Dựa trên chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của Maritime Bank trong thời gian tới về đối tượng khách hàng DNVVN, về ngành hàng, tài sản bảo đảm…; (3) Dựa trên thực tiễn chỉ đạo điều hành nghiệp vụ tín dụng ngân hàng hàng năm hoặc đột xuất của Maritime Bank.

+ Nguyên tắc xây dựng và áp dụng chính sách cho vay: (1) chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN phải được xây dựng cụ thể, phù hợp với định hướng và sự phát triển trong từng thời kỳ của Maritime Bank. (2) Chính sách phải tạo được động lực tác động tích cực đối với khách hàng và ngân hàng; (3) Việc áp dụng chính sách cho vay phải đảm bảo đúng mục đích chính sách, đúng đối tượng khách hàng và đảm bảo tính minh bạch, công bằng, công khai; (4) Tuyệt đối không lợi dụng chính sách để tạo cơ chế xin cho hoặc sách nhiễu, trục lợi đối với khách hàng.

+ Nội dung của chính sách cho vay ngắn hạn DNVVN

Định hướng quan hệ với khách hàng:

- Maritime Bank luôn hoàn thiện và không ngừng đối mới các sản phẩm, dịch vụ cho vay của ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng;

- Luôn duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và Maritime Bank nhằm đáp ứng chính sách gắn kết lâu dài với khách hàng tốt, và rút lui bảo toàn vốn với những khách hàng không tốt. Mở rộng quan hệ với các đối tượng khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển của Maritime Bank trong từng thời kỳ.

Chính sách về cấp tín dụng:

MSB ưu tiên việc cấp tín dụng cho các khách hàng tốt, nằm trong định hướng, chiến lược kinh doanh & chiến lược tăng trưởng dư nợ cho vay trong từng thời kỳ.

Maritime Bank hạn chế cho vay các doanh nghiệp sau:

- Khách hàng đang có dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, được đánh giá là khó có khả năng trả nợ đúng hạn;

- Khách hàng hiện đang dư nợ nhóm 3 trở nên tại Maritime Bank/ tổ chức tín dụng khác.

Chính sách về lãi suất cho vay

- Maritime Bank xây dựng chính sách lãi suất cho vay trên nguyên tắc khách hàng được đánh giá có độ rủi ro càng cao thì lãi suất vay vốn càng cao.

- Maritime Bank quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng theo tình hình kinh doanh cụ thể tại mỗi thời kỳ. Lãi suất cho vay đảm bảo thực dương, đủ đề bù đắp chi phí và mức lãi tối thiểu cho Maritime Bank từng thời kỳ.

- Chính sách lãi suất đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và NHNN về lãi suất cho vay.

Chính sách về bảo đảm tiền vay

- Maritime Bank nhận tài sản bảo đảm tiền vay trên cơ sở khách hàng được đánh giá là có độ rủi ro càng cao thì các điều kiện về tài sản bảo đảm càng chặt chẽ.

- Maritime Bank xem xét việc cho vay một phần hoặc toàn bộ không có TSBĐ đối với những khách hàng xếp loại tốt hoạt động trong các ngành hàng/sản phẩm được Maritime Bank khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ.

Các hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm bao gồm các điều kiện: - Khách hàng cam kết cụ thể về quản lý nguồn thu với Maritime Bank - Phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước

- Căn cứ vào lợi thế, rủi ro của mỗi ngành hàng

- Maritime Bank quản lý hàng tồn kho luân chuyển không có bên bảo vệ/ bên thứ 3 chốt chặn

- Đối với các tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho luân chuyển, tài sản hình thành tương lai; tài sản không hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Maritime Bank coi như không phải TSBĐ

và không dùng để tính cho chính sách bảo đảm tiền vay; đây chỉ là tài sản khuyến khích bổ sung ngoài chính sách cho vay.

Chính sách về phân loại khách hàng

Maritime Bank chia khách hàng thành 7 nhóm đối tượng; sắp xếp theo mức độ rủi ro của từng nhóm theo mức độ tăng dần từ khách hàng loại 1 đến khách hàng loại 7; tương đương với 7 mức định hướng quan hệ khác nhau, từ khuyến khích cho vay, đến mức không định hướng quan hệ. Với mỗi nhóm khách hàng Maritime Bank đều có những chính sách cho vay khác nhau tương ứng

Tiêu chí phân loại khách hàng dựa vào 7 bộ chỉ tiêu chủ yếu, đó là:

1. Doanh thu: được chia thành 3 mức; dưới 1 triệu USD; từ 1 – 3 triệu

USD; từ 8 – dưới 70 triệu USD

2. Rủi ro – thông qua chỉ tiêu xếp hạng MSB Rating.

3. Ngành kinh tế bao gồm 3 mức: các ngành Khuyến khích; Bình thường;

hạn chế.

4. Thời gian hoạt động: mới thành lập; đang hoạt động.

5. Uy tín trong quan hệ tín dụng: có phát sinh nợ xấu hay không.

6. Quy định của PL & của Maritime Bank về vấn đề cấp tín dụng hay cấm cấp tín dụng

7. Dấu hiệu đặc biệt rủi ro: Không có dấu hiệu đặc biệt rủi ro hoặc có dấu

hiệu lừa đảo

Dựa trên tổ hợp các yếu tố trên Maritime Bank phân chia thành các nhóm khách hàng như sau:

+ Khách hàng loại 1: Đặc biệt ưu đãi.

+ Khách hàng loại 2: Rất khuyến khích.

+ Khách hàng loại 3: Khuyến khích.

+ Khách hàng loại 4: Trung bình.

+ Khách hàng loại 5: Hạn chế.

+ Khách hàng loại 6: Rất hạn chế

+ Khách hàng loại 7: Là những đối tượng khách hàng bị Pháp luật cấm cấp tín dụng/ hoặc là các đối tượng mà MSB định hướng ngừng/hoặc tạm ngừng tăng trưởng tín dụng. Nhóm khách hàng sẽ không được cấp tín dụng theo quy định cụ thể của Maritime Bank trong từng thời kỳ.

Ứng với một loại khách hàng, các chính sách về lãi suất, phí, hệ số bảo đảm tín dụng sẽ khác nhau theo hướng các khách hàng nào càng được khuyến khích thì mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn sẽ càng đầy đủ, kịp thời, lãi suất, phí sẽ thấp và được hưởng nhiều dịch vụ ưu đãi của Maritime Bank, hệ số bảo đảm của tài sản bảo đảm sẽ cao, tài sản được nhận một cách đa dạng và thậm chí được xem xét cho vay không cần tài sản bảo đảm.

Ngược lại, với những đối tượng khách hàng càng bị hạn chế cho vay sẽ càng khó khăn trong việc xem xét cấp tín dụng một cách kịp thời và đầy đủ, chịu mức lãi suất, phí cao, hệ số bảo đảm của tài sản thấp, tài sản bảo đảm bị quy định chặt chẽ. Các khách hàng này thường chịu sự ràng buộc, giám sát chặt chẽ từ Maritime Bank.

Quy trình cho vay ngắn hạn DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2010, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã xây dựng một quy trình cho vay DNVVN khá rõ ràng, theo xu hướng chuyên môn hóa từng giai đoạn, từng bước trong quy trình cho vay, với nhiều bộ phận tham gia nhưng được chia thành 3 bộ phận chính:

+ Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung (CPC)

+ Các trung tâm khách hàng doanh nghiệp (SME Hub).

+ Các phòng ban hỗ trợ kinh doanh.

- Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung (CPC) là nơi có thẩm quyền phê duyệt và

kiểm soát tính tuân thủ của nội dung phê duyệt cho vay ngắn hạn DNVVN

Nhiệm vụ và chức năng của trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung là “Phân tích, thẩm định và phê duyệt cho vay DNVVN hoặc trình Hội đồng phê duyệt Maritime Bank phê duyệt khoản vay vượt mức phân quyền của trung tâm phê duyệt tín dụng, Kiểm soát và hỗ trợ cho vay, định giá và quản lý tài sản bảo đảm”.

Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung bao gồm các bộ phận như:

+ Bộ phận phê duyệt tín dụng, nơi tập hợp các chuyên gia phê duyệt (CM).

Chức năng là thẩm định hồ sơ xin vay, thẩm định khách hàng, ra quyết định phê duyệt

+ Bộ phận kiểm soát tín dụng: đặt dưới sự quản lý của giám đốc trung tâm phê

duyệt tín dụng. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tín dụng là hỗ trợ các trung tâm khách hàng doanh nghiệp trong việc xử lý các hồ sơ cho vay sau phê

duyệt như hoàn thiện hồ sơ cho vay, hoàn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm, kiểm soát tính tuân thủ các điều kiện cho vay của các SME Hub, của khách hàng, làm việc theo yêu cầu của Giám đốc trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung

+ Bộ phận định giá và quản lý tài sản bảo đảm: tập hợp những chuyên viên

định giá ( CVS ) nhiệm vụ là thực hiện định giá tài sản bảo đảm hoặc là đầu mối thuê định giá tài sản bảo đảm; Quản lý tài sản bảo đảm sau cho vay.

Nguồn: Maritime Bank

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung - CPC

- Các trung tâm khách hàng doanh nghiệp (SME Hub) là đơn vị kinh doanh trực

tiếp khai thác và phát triển số lượng khách hàng, dư nợ cho vay. Trung tâm khách hàng doanh nghiệp SME Hub là đơn vị trình hồ sơ vay vốn lên trung tâm CPC để xin phê duyệt khoản vay

+ Nhiệm vụ của các SME hub là tiếp thị, tư vấn và cung cấp các sản phẩm cho vay ngắn hạn đến các DNVVN.

+ Tìm kiếm và phát triển các DNVVN mới

+ Làm hồ sơ trình duyệt vay lên trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung xem xét phê duyệt các khoản cho vay

+ Giải ngân, thu nợ.

+ Kiểm soát sau cho vay.

+ Thực hiện chất lượng dịch vụ và báo cáo nghiệp vụ.

Cơ cấu của các SME Hub bao gồm các bộ phận:

o RM - Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng: Chức năng là nhân viên tiếp

thị và tìm kiếm khách hàng, phối hợp với bộ phận CSO trong việc trình hồ sơ lên trung tâm phê duyệt, kiểm tra khách hàng sau cho vay.

o CSO: chuyên viên dịch vụ tín dụng: chức năng là Thu thập hồ sơ, thẩm định

hồ sơ, lập tờ trình trình lên trung tâm phê duyệt (CPC). Giải ngân, thu nợ và quản lý hồ sơ sau giải ngân

o Giám đốc chi nhánh ( Hub Head): điều phối công việc tại SME, chịu trách

nhiệm thực hiện chỉ tiêu và báo cáo lên giám đốc vùng, tổng giám đốc SME.

o Các bộ phận hỗ trợ khác: Kiểm soát viên DV SME; Giao dịch viên SME; Lễ

tân, hành chính, kế toán….

Nguồn: Maritime Bank.

Nguồn: Maritime Bank

Hình 2.5: Quy trình cho vay ngắn hạn DNVVN tại Maritime Bank.

Khách hàng Chuẩn bị hồ sơ chuyển cho CSO

SME HUB CPC Khách hàng RM CSO Chuyên viên điều phối CPC Chuyên viên định giá tài sản Loại vòng đầu Qua vòng loại Đạt được chốt giao dịch

Yêu cầu thông tin từ CIC Yêu cầu định giá tài sản đảm bảo

Điền thông tin CIC vào hệ thống chấm điểm QCA

Chuẩn bị tờ trình và phân tích nhu cầu

Gửi tới Chuyên viên điều phối CPC

Nhận hồ sơ, giải đáp các thắc mắc

RM điền thông tin thẩm định vào QCA

Chuyển hồ sơ cho cấp phê duyệt tùy từng hạn mức

Thảo luận với RM nếu cần. Phê duyệt cho vay trong hạn mức. Triệu tập họp Hội đồng CPC cho ý kiến trong trường hợp cần thiết.

Đề xuất phê duyệt/Từ chối trong trường hợp vượt hạn mức

Điền thông tin thẩm định vào hệ thống Chấm điểm QCA CM cá nhân/ CM Cao cấp/ Giám đốc CPC. Hội đồng tín dụng CPC. Hội đồng tín dụng Maritime Bank CPC TD

Phê duyệt trong hạn mức hoặc theo yêu cầu trình của CM

Phê duyệt trong hạn mức

Chuyên viên điều phối CPC RM; CSO; HUB Head SME HUB CPC

Chuyên viên điều phối CPC nhận phê duyệt từ các bộ phận phê duyệt

Gửi Thông báo cho SME Hub

Kiểm soát tín dụng CPC

Tiếp nhận yêu cầu từ CSO; soạn hợp đồng thế chấp tài sản; hợp đồng tín dụng, hồ sơ quản lý tài sản bảo đảm

Khách hàng

CSO gửi phê duyệt khoản vay cho khách hàng và giải thích nội dung; gửi hợp đồng tín dụng cho khách hàng

Trao đổi nội dung phê duyệt khoản vay với RM; ký hợp đồng tín dụng nếu đồng ý phê duyệt khoản vay; từ chối cho vay

Gửi lại HĐ tín dụng, hợp đồng thế chấp cho CSO

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Kiểm soát việc thực hiện hợp đồng tín dụng và nhận chỉ đạo từ Giám đốc CPC

RM Kiểm soát khách hàng và đưa kiến nghị khoản vay

- Việc kiểm soát rủi ro cho vay tại Maritime Bank được làm ở 3 mức cấp độ là tại trung tâm SME, tại Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung và tại khối quản lý rủi ro trung tâm.

+ Sau giải ngân các SME Hub thực hiện quản lý hồ sơ khách hàng như: Thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra sau cho vay khách hàng, làm các báo cáo định kỳ gửi trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung và các bộ phận khác trong Ngân hàng DNVVN.

+ Bộ phận kiểm soát tín dụng trực thuộc trung tâm CPC, Bộ phận quản lý tài sản: Giám sát tình hình thực hiện các điều kiện tín dụng của khách hàng và của phía SME Hub, kiểm tra tính tuân thủ các điều kiện cho vay của các SME Hub sau giải ngân.

+ Trung tâm Quản lý rủi ro tín dụng: Kiểm tra tính tuân thủ của SME Hub về nghiệp vụ cho vay nói chung.

Chức năng của trung tâm quản lý rủi ro tín dụng là phát triển và quản lý các chính sách và công cụ quản lý rủi ro; tổ chức và quản lý công tác quản trị rủi ro hoạt động cho vay.

Sơ đồ 2.3: Mô hình bộ máy QLRR của Maritime Bank

Maritime Bank xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro độc lập, đa dạng gồm:

• Ủy ban quản lý rủi ro (trực thuộc Hội đồng quản trị): giữ vai trò giám sát và đưa ra những khuyến nghị với HĐQT về những rủi ro hiện thời cũng như những rủi ro tiềm ẩn của Maritime Bank cùng với khẩu vị rủi ro, chiến lược rủi ro và các chính sách lớn. Bên cạnh đó, Ủy ban cũng báo cáo HĐQT những vấn đề năm trong quyền hạn của Ủy ban và đề xuất phương án giải quyết. Ủy bản Quản lý rủi ro đóng vai trò nâng cao nhận thức về rủi ro trong nội bộ.

Các công cụ Maritime Bank sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng:

• Xếp hạng tín dụng nội bộ MSBRating.

• Đánh giá tín dụng định tính QCA.

• Hệ thống cảnh báo sớm. (Early Warning System)

Qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy QLRR là nguyên nhân giúp Maritime Bank duy trì được một tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp so với toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn dnvvn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (Trang 35 - 45)