Mục tiêu thu ngân sách năm 2009 đưa ra không cao và giảm tương đối

Một phần của tài liệu 236580 (Trang 25 - 27)

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP

1. Mục tiêu thu ngân sách năm 2009 đưa ra không cao và giảm tương đối

Như phân tích tình hình thực trạng thực hiện kế hoạch ngân sách trong giai đoạn 2006 – 2008 ở phần trên, nhận thấy mục tiêu đề ra của năm 2009 là 389.000 tỷ đồng là một con số tương đối thấp, hay có thể nói là khá khiêm tốn. Tuy nhiên đây lại là mục tiêu đặt ra khá hợp lý của Chính Phủ trong giai đoạn tới bởi nhiều yếu tố. Nguồn thu ngân sách của Việt Nam không vững chắc, chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài và bán tài nguyên, trong đó nguồn thu từ xuất khẩu và thu từ dầu thô là rất quan trọng, cùng với đó là các nguồn thu nội địa.

Thứ nhất , biến động khó lường của giá dầu thế giới do tác động của cuộc

khủng hoảng tiền tệ thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thu ngân sách. Hiện nay giá dầu thô trên thế giới đang có xu hướng giảm mạnh và lại biến động rất nhanh. Các dự

báo cho 3 tháng cuối năm và cho năm 2009 khác nhau nhưng đều thấp hơn nhiều so với trước. Dự toán ngân sách Nhà nước 2009 được xây dựng từ tháng 9, khi giá dầu đã giảm nhưng vẫn ở mức trên 90 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đang chuẩn bị dự toán mới, trong đó giá dầu thô bình quân 3 tháng cuối năm và dự toán ngân sách 2009 ở mức 70 USD mỗi thùng, thấp hơn dự toán trước đó là 20 USD. Việc điều chỉnh này tác động trực tiếp đến dự toán NSNN năm 2009 và làm giảm thu ngân sách khoảng 36000 nghìn tỷ.

Thứ hai, tình hình kinh tế khó khăn chung trên toàn thị trường thế giới, lạm phát tăng cao, cũng như biến động của tình hình dầu thô trên thế giới làm ảnh hưỏng mạnh mẽ tới kinh tế trong nước. Tốc độ tăng GDP năm 2008 tăng khoảng 6,5 – 7%, trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng vào khoảng 24%. Người dân thắt chặt chi tiêu. Thị trường trong nước suy giảm sản xuất kinh doanh do khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu thế giới giảm mạnh nên khả năng về xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm. Do đó, thu từ việc xuất khẩu của chúng ta sẽ giảm mạnh.

Thứ ba, có những điều chỉnh mới trong các chính sách thuế làm giảm thu trong nước. Dự báo, với những điều chỉnh mới trong chính sách thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, thu ngân sách sẽ giảm khoảng 13,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp với việc giảm thuế suất từ 28% xuống 25%, sắp xếp lại các ưu đãi thuế… dự kiến làm giảm thu khoảng 7.200 tỷ đồng mỗi năm.

Thứ tư, tỷ lệ thu trong nội địa là thấp, làm cho ngân sách Nhà nước vốn đã không ổn định, nay càng phụ thuộc nhiều và các yếu tố bên ngoài. Như tình hình năm 2008 tổng thu nội địa 189.000 tỷ đồng, trừ đi nguồn thu từ tiền sử dụng đất là khoảng 22000 tỷ đồng thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 46%, đây là con số tương đối thấp. Trong khi đó, những nguồn thu bấp bênh lại quá cao, chiếm tới gần 54% như mua bán dầu thô, bán than, thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thu vay, thu viện trợ…

Thứ năm, thu từ sử dụng đất trong những năm tới khó có thể tăng nhiều hơn. Chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất trong những năm qua đã tăng rất nhanh. Nghĩa là các địa phương đã chuyển mục đích sử dụng nhiều diện tích đất đai, nhất là đất lúa để tăng thu ngân sách cho những năm qua là quá lớn, không cơ bản, gây phức tạp, quá lộn xộn và lãng phí cả trước mắt và lâu dài. Nhưng mặt khác lại xảy ra tình trạng lãng phí các nguồn thu. Cơ cấu các nguồn thu chưa hợp lý, còn có nhiều nguồn thu mà chúng ta lại bỏ qua, gây thất thoát, lãng phí, chưa kể tới còn có nhiều tình trạng tiêu cực, nợ đọng thuế.

Một phần của tài liệu 236580 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w