Tổng quan về đổi mới tư duy kinh tế và những bài học lịch sử:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bước đột phá tư duy kinh tế trong tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” của Đặng Phong. (Trang 32 - 35)

2.4.1. Tổng quan về đổi mới tư duy kinh tế

Một số bước chuyển đổi mới tư duy kinh tế đặc trưng ở nước ta trong quá trình đổi mới:

Từ tư duy sản xuất theo mơ hình kinh tế hiện vật, phi thị trường sang tư duy sản xuất

theo mơ hình kinh tế hàng hố, kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn tăng trưởng kinh

tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Trong đó, tư duy kinh tế về bản chất kinh tế thị trường và những nội hàm của tính định hướng XHCN, được xác định và ngày càng cụ thể hóa trong các kỳ đại hội Đảng, đã thực sự trở

thành tư duy lý luận có sức sáng tạo, không chỉ làm sáng rõ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà còn là sự bổ sung cho kho tàng lý luận về CNXH.

Từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói, bước chuyển đổi mới tư duy này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh tế, cởi trói tư duy và tạo động lực cho công cuộc đổi mới thực hiện thuận lợi, có hiệu quả.

Từ tư duy quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, làm cho con người ỷ lại, thụ động,

sang tư duy quản lý theo cơ chế thị trường, địi hỏi tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của con người.

Từ tư duy phân phối bình qn, cào bằng, khơng thừa nhận đến thừa nhận đa dạng

hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu, gắn với phân phối theo vốn,

tài sản…

Từ tư duy khơng chấp nhận bóc lột, khơng chấp nhận phân hố giàu nghèo, sang tư duy chấp nhận bóc lột, chấp nhận phân hố giàu nghèo ở mức độ nhất định.

Từ tư duy đảng viên không làm kinh tế tư nhân sang đảng viên được làm kinh tế tư

nhân

Từ tư duy kinh tế “khép kín” sang tư duy mở, chủ động hội nhập quốc tế, chấp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.

Từ tư duy “Nhà nước làm thay thị trường”, “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang

tư duy nhà nước chủ yếu thực hiện vai trò kiến tạo phát triển, khắc phục các khuyết tật của

thị trường, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp...

Từ tư duy Nhà nước đóng vai trị phân bổ các nguồn lực là chủ yếu, sang thị trường đóng vai trị phân bổ các nguồn lực là chủ yếu.

Từ tư duy cơng nghiệp hố bằng con đường “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sử dụng vốn của nhà nước sang tư duy cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với kinh tế tri thức và phát triển rút ngắn, sử dụng nguồn vốn xã hội hoá theo cơ chế thị trường.

Từ tư duy mơ hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, sang mơ hình kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường…

2.4.2 Những bài học lịch sử.

Những bài học lịch sử rút ra từ 30 năm Ðổi mới là tài sản quý để Ðảng ta tiếp tục phát huy trên chặng đường mới.

Công cuộc Ðổi mới ở Việt Nam diễn ra như một tất yếu, trong bối cảnh ở tất cả các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã hiện rõ những bất ổn. Trong khoảng thời gian mà hệ thống các nước XHCN Ðông Âu sụp đổ trong hỗn loạn, sự thành công của Việt Nam được đánh giá là "ngoạn mục", "kỳ diệu", "bất ngờ". Ðổi mới ở Việt Nam xuất phát từ những bức xúc bên trong. Việt Nam có tham khảo những bài học của các nước trong "phe" XHCN, song khơng áp dụng máy móc, cũng khơng có "cú hích" từ bên ngồi. Chính những khó khăn, bế tắc đã buộc các cơ sở phải trăn trở, bươn trải tìm lối thốt, phải "bung ra". Công cuộc "Cải tổ ở Liên Xô" bắt đầu từ tháng 4-1985, cịn ở Việt Nam thì việc "phá rào", "tự cứu" bắt đầu từ trước đó khá lâu. Ðối phó với hội chứng "kinh tế thiếu hụt" ngày càng trầm trọng, cán bộ, nhân dân ở một số địa phương đã tìm cách "phá rào", lách qua những "khe hở hẹp" của cơ chế để hoạt động có hiệu quả hơn, để thốt khỏi bế tắc đói nghèo đang vây hãm.

Những minh chứng sinh động từ thực tế khốn "chui" ở Hải Phịng và Vĩnh Phú (1980), ở Xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu - Côn Ðảo (từ năm 1979), ở Công ty xe khách TP Hồ Chí Minh (từ năm 1979); việc phá cơ chế cũ ở Cơng ty lương thực TP Hồ Chí Minh (năm 1979); phá giá thu mua lúa, bỏ các trạm kiểm sốt hàng hóa ở An Giang (năm 1980); áp dụng cơ chế giá thị trường ở Long An; chủ động vay vốn ngoại tệ để nhập nguyên liệu ở Xí nghiệp dệt Thành Cơng (TP Hồ Chí Minh) và một số xí nghiệp khác (năm 1980)... đã làm cho các nhà lãnh đạo khi đó phải suy nghĩ lại về những ngun lý vẫn "đóng khung" trong tư duy của mình.

Những cuộc "phá rào" thành công đã tạo ra những điểm sáng về kinh tế và dẫn tới những chuyển biến đầu tiên về chính sách. Sau khi "phá rào" thành cơng, nhiều "cái hàng rào" đã được xử lý thay vì xử lý "kẻ phá rào", nhiều đối tượng có thể đã "bị thổi cịi" lại được "cầm còi". Ðặc biệt, một số trường hợp những người đã từng chỉ đạo quyết liệt những chiến dịch "thổi còi" trước đây lại khởi xướng và chỉ đạo việc tháo gỡ, giải thoát cho những người bị "thổi cịi". Có thể nêu một dẫn chứng điển hình là Tổng Bí thư Trường Chinh. Năm 1968, ơng trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là người quyết định đình chỉ "khốn hộ" ở Vĩnh Phúc. Ðến năm 1980, ơng đã ủng hộ khốn ở Hải Phòng và trong những năm 1984 - 1985 là người đi đầu trong việc tìm tịi đổi mới tư duy.

Nhìn tồn cục, ban đầu những cuộc "bung ra" "phá rào" từ cơ sở, địa phương đều khơng có bài bản, chỉ là những giải pháp cụ thể để ứng phó với những tình huống cụ thể trong thực tiễn, chưa có người "chủ xướng" ở tầm cỡ quốc gia. Nhưng sau một thời gian (từ năm 1979 đến năm 1986) thực tiễn đã chứng minh và địi hỏi rằng: Cần thiết và có thể đổi mới toàn diện. Những điều này đã tạo nên bước chuyển biến quyết định trong tư duy lãnh đạo từ những người giữ cương vị cao nhất của Ðảng - đánh dấu chính thức và mạnh mẽ từ Ðại hội Ðảng lần thứ VI (12-1986).

Trong cả chặng đường vật lộn, trăn trở trước Ðổi mới, thực tiễn đã vượt trước chính sách. Chính thực tiễn Ðổi mới ban đầu sinh động từ các cơ sở, các địa phương đã cung cấp tư liệu quan trọng cho việc hình thành đường lối Ðổi mới tồn diện của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Thực tiễn đã bác bỏ các ảo tưởng. Cho đến Ðổi mới, thực tiễn đã cho thấy khơng cịn có thể duy ý chí hơ to khẩu hiệu "thay trời làm mưa" là có thể chống hạn, nêu cao quyết tâm "nghiêng đồng đổ nước ra sơng" là có thể chống lụt hoặc tưởng tượng ra viễn cảnh gần trong một vài năm là có thể trang bị cho mỗi gia đình ti-vi, tủ lạnh... Những thiếu hụt, thất bại đã diễn ra đều chứng tỏ (chỉ một) nguyên lý rằng: Phải tôn trọng quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Ðổi mới là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá. Ðó cũng là một q trình vừa đi vừa phải tìm đường, điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận. Ðó chính là vẻ đẹp của lịch sử, cũng là vẻ đẹp của những con người làm nên lịch sử.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bước đột phá tư duy kinh tế trong tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” của Đặng Phong. (Trang 32 - 35)