Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bước đột phá tư duy kinh tế trong tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” của Đặng Phong. (Trang 35 - 39)

2.5.1.Việt Nam và những bước đổi mới tư duy trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Quá trình đổi mới tư duy được xem như là một trong số những bước tiến quan trọng phản ánh một cách minh bạch nhất q trình phát triển kinh tế thơng qua các kỳ đại hội Đảng.

Có thể nói, để có được một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay không thể không nhắc đến đường lối chỉ đạo và tầm nhìn mang vị trí chiến lược của Đảng ta.

Điểm đặc biệt được Đảng ta vạch ra trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006), tại Đại hội X đã khẳng định rằng: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa." Để nắm bắt thành công được đường lối cơ bản này, Đại hội X đã chỉ rõ rằng việc định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; nêu rõ những yêu cầu cần phải thực hiện để nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; để phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; và để phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh .

Chưa dừng lại ở đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật giá trị của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân ngày một ấm no hơn. Mặt khác, kể từ khi hình thành và phát triển cho đến nay Đảng ta đã thông qua 5 cương lĩnh trong đó Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ được sửa đổi bổ sung năm 2011 được xem là minh chứng đanh thép cho mặt trận cơ sở lý luận của Đảng ta.

2.5.2. Những thành công và thách thức đang đặt ra cho Việt Nam hiện nay

- Mặc dù nền kinh tế thị trường trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay về cơ bản đã và đang làm rất tốt vai trị và phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình.

+ Một là, Việt Nam luôn vinh dự được nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trên thế giới theo các báo cáo phân tích đánh giá của các tổ chức kinh tế tồn cầu.

+ Hai là, nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế mở, đẩy mạnh quyền tự do kinh doanh trong thời kỳ thế giới hội nhập và phát triển kinh tế.

+ Ba là, Việt Nam đặc biệt chú trọng việc thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi từ đó hình thành nên các khu cơng nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam.

+ Bốn là, Việt Nam tích cực đẩy mạnh việc kí kết các hiệp định thương mại tự do và thành công gia nhập trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, ASEAN,...

- Song bên cạnh những thành công vượt trội mà Việt Nam đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại những khó khăn và thách thức đặt ra cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

+ Một là, quá trình đổi mới tư duy kinh tế, tư duy lý luận của Đảng trong những năm qua vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng như chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, nhất là việc cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách, cộng với sự lúng túng, chậm trễ trong lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã cản trở sự đổi mới trên thực tế. Một số vấn đề lý luận cơ bản về định hướng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực ngoài kinh tế, chưa thật sự sáng tỏ.

+ Hai là, phải nhanh chóng chuyển từ tư duy “cởi trói”, “làm cho sản xuất bung ra” sang tư duy tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, với “khát vọng chấn hưng đất nước”, làm cho “non sông ta sánh vai với các cường quốc năm châu”.

KẾT LUẬN

Quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái lạc hậu, cái đúng và cái chưa hợp lý là một chặng đường dài, khó khăn. Trong hồn cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự cố gắng của các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể nhân dân, Đảng và Nhân dân ta đã phá rào thành cơng, bắc những viên gạch khó khăn đầu tiên cho cơng cuộc đổi mới tồn diện. Để rồi sau Đại hội VI (1986) Việt Nam đã tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh coi trọng tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh sự phát triển bền vững, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, thực thi những chính sách xã hội, chăm lo sự phát triển con người.

Đột phá là quá trình vừa đi tìm đường và mở đường. Mỗi bước đột phá là một bước sáng tỏ ra con đường đi tiếp để cuối cùng đưa tới đổi mới toàn cục. Qua tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” có thể thấy chặng đường “phá rào” đầy gian truân, những đấu tranh âm ỉ trên bình diện tồn quốc chính là những nỗ lực lớn để thực hiện lý tưởng cao đẹp vì sự ấm no, hạnh phúc của Nhân dân, đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trungương khóa IX, ngày 05/01/2005. Báo cáo "Tóm tắt tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới" . 05 01 2005.

2. 1983, Tạp chí Vật Giá. Đặng Phong Giá cả thị trường và vai trò của những phân tử trung gian. 1983.

3. 2005, Đặng Phong. Phá Rào Trong Kinh Tế Vào Đêm Trước Đổi Mới. Hà Nội : Nhà

xuất bản Tri Thức, 2005.

4. 2018, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương. Đổi mới tư duy kinh tế. 17 12 2018.

5. 2006. Những bước đột phá của An Giang trên con đường đổi mới kinh tế. 2006. 6. Công Báo . năm 1980.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về bước đột phá tư duy kinh tế trong tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” của Đặng Phong. (Trang 35 - 39)