THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX Quy mô giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của hợp tác xã và VAI TRÒ của hợp tác xã đối với AN SINH xã hội (Trang 52 - 59)

Quy mô giá trị gia tăng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cùng với mức tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế, GDP của thành phần kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX liên tục gia tăng hàng năm (Đồ thị 5). Theo giá so sánh 1994, GDP năm 1995 của thành phần kinh tế tập thể là 18.978 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên là 26.158 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 1995 và đến năm 2010 đạt khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2003.

Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00

Giá trị Tốc độ tăng trưởng

So với các thành phần kinh tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tập thể có mức tăng trưởng tương đối ổn định, không chịu tác động mạnh trước ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy giảm kinh tế trong nước giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể tương đối thấp và liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực này năm 2010 đạt khoảng 3,2%, năm 2009 đạt 3,3%, năm 2008 đạt khoảng 3,11%, năm 2007 đạt khoảng 3,32%, năm 2006 đạt 3,51% và năm 2005 đạt 3,98%.

Đóng góp của kinh tế HTX vào GDP tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 1995-2003, khu vực này đóng góp khoảng 8,5% GDP, (con số này của khu vực tư tư nhân là 7,6% GDP, khu vực nhà nước là 39,2%, khu vực kinh tế cá thể là 32,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là 11,54%). Từ sau năm 2005, tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tập thể giảm rõ rệt, chỉ chiếm bình quân khoảng 5,76% trong GDP, thay vào đó là sự phát triển của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Năm 2010, kinh tế HTX chỉ đóng góp khoảng 5,22% GDP.

Quy mơ nhỏ cùng xu hướng giảm dần trong đóng góp của kinh tế HTX vào GDP phản ánh kinh tế HTX là khu vực kinh tế đang bị tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác.

Quy mô xã viên

Về mặt quy mô xã viên (Đồ thị 6), tổng số xã viên tham gia HTX đã tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2010. Năm 2003, các HTX chỉ thu hút trên 6,5 triệu xã viên. Đến năm 2007 con số này lên đến trên 7,4 triệu và năm 2010 đạt trên 12,5 triệu.

Đồ thị 6. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX 6514728 7123771 7478019 12500000 459 416 425 685 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 2003 2005 2007 2010 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Tổng số xã viên hợp tác xã Xã viên / hợp tác xã

Nguồn: Tính tốn từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.

Quy mơ xã viên bình qn trên một HTX cũng có xu hướng tăng từ khoảng 459 xã viên/HTX năm 2003 lên 685 xã viên/HTX năm 2010. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất (trung bình 960 xã viên/QTDND); tiếp đó là HTX nơng nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/ HTX).

Quy mô xã viên và sự biến động về quy mô xã viên trong trong toàn khu vực kinh tế HTX và số xã viên bình quân trên một HTX ở mức độ cao và có xu hướng tăng dần phản ánh vai trị kinh tế - xã hội ngày càng tăng của HTX, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Số lượng HTX và quy mô xã viên HTX ở Thái Lan và Mỹ

Thái Lan

Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nơng nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên và 400 HTX dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên.

Mỹ

Năm 2003, Mỹ có 48.000 HTX hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, phục vụ cho 120 triệu xã viên. Điều này có nghĩa là cứ 10 người dân Mỹ thì có 4 người được HTX phục vụ. 100 HTX hàng đầu ở Mỹ tạo ra khoản thu nhập ít nhất 346 triệu USD mỗi HTX và đạt tổng số 119 tỷ USD vào năm 2002. Các HTX này hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp, tài chính, bn bán tạp phẩm, dụng cụ gia đình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, ngành cơng nghiệp năng lượng.

Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy mơ vốn

Tính bình qn, năm 2007 một HTX có tổng số vốn hoạt động là 2.375,09 triệu đồng. Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn về quy mô vốn giữa các HTX trong các lĩnh vực khác nhau. Theo Đồ thị 7, vốn hoạt động bình quân của các HTX trong lĩnh vực tín dụng là lớn nhất (12.903,02 triệu đồng), sau đó đến HTX vận tải (5.403,67 triệu đồng) và HTX dịch vụ (4.642,58 triệu đồng). HTX lâm nghiệp có tổng số vốn hoạt động bình qn thấp nhất (754,49 triệu đồng), sau đó đến HTX nơng nghiệp (996,26 triệu đồng) và công nghiệp (1.166,80 triệu đồng). Đây là con số quá thấp so với quy mô lao động của các HTX.

Đồ thị 7. Quy mơ vốn bình qn HTX năm 2007

Kết quả dự án “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2008 cũng cho kết quả tương tự. Các HTX vùng Đông Nam Bộ có tổng số vốn hoạt động bình qn lớn nhất đạt mức 7.400,50 triệu đồng/HTX. Các HTX vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có số vốn bình qn là 3.826,84 triệu đồng và vùng Tây Nguyên 3.551,76 triệu đồng. Các HTX thuộc vùng Tây Bắc có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất khoảng 956,20 triệu đồng/HTX. Con số này của các HTX vùng Đông Bắc là 1.145,90 triệu đồng và vùng Bắc Trung Bộ là 1.460,37 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, trong tổng số vốn hoạt động của các HTX, vốn chủ sở hữu chiếm 46,28%, vay nợ chiếm 53,72%.

Quy mơ vốn bình qn và cấu trúc tài chính của HTX phản ánh quy mơ vốn nhỏ và sự khó khăn trong việc huy động vốn của các HTX.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định trong sản xuất, hiệu quả kinh doanh khu vực HTX vẫn còn thấp. Theo số liệu của LMHTX, mức lợi nhuận bình quân hàng năm của các HTX đã tăng từ 75 triệu đồng năm 2006 lên 95 triệu đồng năm 2009, tuy nhiên đây là những con số tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn và quy mô xã viên.

Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX

Theo kết quả của dự án “Khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực HTX năm 2007 là 1.295.946 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX. Tổng lợi nhuận sau thuế là 1.114.996 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân sau thuế là 76,9 triệu đồng/HTX. Các con số này trước thuế của các HTX ở khu vực Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 243.117 triệu đồng, 48,06 triệu đồng; vùng Đông Bắc là 200.773 triệu đồng và 76,4 triệu đồng; vùng Tây Bắc là 33.556 triệu đồng và 55,56 triệu đồng; vùng Bắc Trung Bộ là 153.142 triệu đồng và 55,61 triệu đồng; vùng Duyên hải miền Trung là 74.797 triệu đồng và 75,94 triệu đồng; vùng Tây Nguyên là 61.015 triệu đồng và 124,52 triệu đồng; vùng Đông Nam Bộ là 259.278 triệu đồng và 310,88 triệu đồng; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 270.268 triệu đồng và 235,84 triệu đồng.

Với số liệu năm 2007, mức vốn bình quân là 2.375,09 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX, thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của HTX chỉ đạt mức 3,7%. Con số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của HTX là tương đối thấp. Chính vì vậy, nếu coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, HTX khó có cơ hội tồn tại.

Thu nhập bình qn đầu người

Ngồi các lao động là xã viên HTX, thu nhập bình quân hàng năm của lao động làm việc thường xuyên trong HTX cũng có xu hướng tăng, năm 2006 thu nhập bình quân của lao động chỉ là 7,2 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 8 triệu đồng, năm 2008 đạt 9 triệu đồng và năm 2009 thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 10,5 triệu đồng tăng 45,8% so với năm 2006 (Đồ thị 9).

Đồ thị 9. Thu nhập bình quân lao động / năm

Nguồn: Tính tốn từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.

Thu nhập bình quân của xã viên HTX theo số liệu báo cáo của 32 địa phương5, năm 2009 ước đạt 10,58 triệu đồng/xã viên/năm, tăng 11,5% so với thực hiện năm 2008; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX, liên hiệp HTX theo số liệu báo cáo của 36 địa phương 6, năm 2009 ước đạt 10,45 triệu đồng/lao động/năm, tăng 13,4% so với thực hiện năm 2008; thu nhập bình quân của lao động là xã viên HTX, liên hiệp HTX theo số liệu báo cáo của 24 địa phương7, năm 2009 ước đạt 14,15 triệu/lao động/năm, tăng 19% so với thực hiện năm 2008.

Các số liệu trên chỉ ra rằng mức thu nhập bình quân lao động ở HTX hiện nay là thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Vì vậy, 5Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hồ, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

6Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Phú n, Khánh Hồ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

với mục tiêu tạo công ăn việc làm, HTX chỉ phần nào giúp người lao động có được mức thu nhập cần thiết chứ khó có thể giúp người lao động giàu lên từ HTX.

Một phần của tài liệu SỰ PHÁT TRIỂN của hợp tác xã và VAI TRÒ của hợp tác xã đối với AN SINH xã hội (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)