3. ENZYME CỐ ĐỊNH
3.2. Đặc điểm của enzyme cố định
Khi gắn enzyme hòa tan vào một số chất mang, enzyme này có những đặc điểm khác hẳn enzyme hịa tan. Hoạt tính của enzyme khơng hịa tan thường nhỏ hơn hoạt tính riêng của enzyme hịa tan cùng loại. Sở dĩ có sự thay đổi về hoạt tính riêng của enzyme khơng hịa tan là do những ngun nhân sau: a) Do ảnh hưởng điện tích của chất mang. Khi gắn enzyme vào chất mang có điện tích khác với điện
tích của enzyme, cấu trúc khơng gian của enzyme có sự thay đổi ở mức độ nhất định. Vì sự thay đổi cấu trúc khơng gian của enzyme nên sự tương tác của enzyme và cơ chất chậm lại, phản ứng sẽ xảy ra yếu hơn. Mức độ giảm hoạt tính của enzyme phụ thuộc vào mức độ thay đổi cấu trúc không gian của enzyme khi ta gắn chúng vào chất mang.
b) Do enzyme bị nhốt vào một gel. Khi ta nhốt một enzyme vào một gel nào đó, gel sẽ bao lấy phân tử enzyme tạo thành một vật cản đối với cơ chất của enzyme. Do đó, sự tiếp xúc giữa trung tâm hoạt động của enzyme với cơ chất gặp khó khăn hơn so với sự tiếp xúc giữa cơ chất với enzyme tự do
Enzyme khơng hịa tan hồn toàn tuân theo định luật Michaelis – menten. Tuy nhiên, trong phản ứng giữa cơ chất với enzyme khong hịa tan có những sai khác nhất định:
a) Có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh cơ chất với enzyme và chất mang
b) Hiện tượng cản trở sự khuếch tán cơ chất và các sản phẩm của phản ứng làm giảm giảm tốc độ phản ứng
Enzyme khơng hịa tan có tính bền nhiệt hơn enzyme hịa tan cùng loại vì chúng được bảo vệ bởi chất mang
Enzyme khơng hịa tan có xu hướng chuyển dịch pH tối ưu sang kiềm hoặc acid so với pH tối ưu của enzyme hịa tan chứ khơng trùng với pH tối ưu của enzyme hòa tan cùng loại
Enzyme khơng hịa tan có khả năng bảo quản tốt hơn enzyme hịa tan cùng loại
Ta có thể tái sử dụng enzyme khơng hịa tan nhiều lần. Trong khi đó enzyme hịa tan chỉ có thể sử dụng một lần. Đặc điềm này rất có ý nghĩa về kinh tế khi ta tiến hành các phản ứng theo quy mô công nghiệp