2.3. Những nghiên cứu có liên quan
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh gồm: Giáo dục kinh doanh, Chuẩn chủ quan, Môi trường khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi. Bài nghiên cứu của tác giả đã đem đến thông tin về khởi nghiệp kinh doanh, đồng thời tác giả cịn đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Và điểm nổi bật của bài là nghiên cứu dựa trên những sinh viên của những trường có tỷ lệ khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp, qua đó thể hiện độ chính xác và khả quan cao.
Mơ hình chỉ ra 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên:
H1: Giáo dục kinh doanh. H2: Chuẩn chủ quan.
H3: Môi trường khởi nghiệp. H4: Đặc điểm tính cách. H5: Nhận thức tính khả thi.
Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Nguồn: Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019).
Giáo dục kinh doanh
Chuẩn chủ quan
Mơi trường khởi nghiệp
Đặc điểm tính cách
Nhận thức tính khả thi
Đặc điểm nhân khẩu học
Ý định khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên H3 (+)
Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng.
Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015) nghiên cứu các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng. Dữ liệu nghiên cứu 4205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội thuộc 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, ngồi ra cịn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 5 loại hình hoạt động chính được sinh viên hướng tới khi sử dụng mạng xã hội đó là tương tác bạn bè; giải trí (đạt mức cao); sự thể hiện bản thân (mức trung bình), kinh doanh và cuối cùng là thử nghiệm cuộc sống (đạt mức thấp). Và nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến các loại hình hoạt động của sinh viên trên mạng xã hội, gồm: số giờ sử dụng mạng xã hội; số bạn bè trên mạng xã hội; lượng thông tin công khai và bảo mật trên mạng xã hội; cuối cùng là ảnh hưởng của tự đánh giá lòng tự trọng. Nghiên cứu này đã cung cấp một số thông tin cơ bản cũng như cần thiết đến các thời gian, mức hoạt động của sinh viên trên mạng xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh; nghiên cứu còn chỉ rõ mối quan hệ, sự tác động giữa các loại hình hoạt động trên mạng xã hội và các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn có những hạn chế, đó là chưa phân tích sâu vào các loại hoạt động trên mạng xã hội.
Hình 2.12: Mối tương quan giữa việc giữ bí mật thơng tin cho riêng mình và các loại hình hoạt động trên mạng xã hội.
Kết hợp mơ hình TAM và TOE vào nghiên cứu chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam.
Đặng Thị Hương và các cộng sự (2020) đã dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về mạng xã hội và mơ hình liên quan đến hành vi chấp nhận công nghệ của doanh nghiệp (mơ hình TAM và mơ hình TOE), bài viết đề xuất mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng mạng xã hội vào kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính với dữ liệu dựa trên số lượng những người tham gia sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như bối cảnh công nghệ (lợi thế tương đối, độ phức tạp, khả năng tương thích, khả năng dùng thử, khả năng quan sát), bối cảnh tổ chức (sự tự tin cảm nhận, sáng tạo cá nhân, kinh nghiệm về công nghệ thông tin), bối cảnh môi trường (áp lực cạnh tranh, áp lực khách hàng, áp lực xã hội) và cuối cùng là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng. Bài nghiên cứu đã áp dụng rất rõ ràng hai mơ hình TAM và TOE vào kinh doanh online, để từ đó cung cấp thêm nhiều thơng tin về mối quan hệ giữa những mơ hình đến hành vi quyết định kinh doanh online bán lẻ.
Hình 2.13: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh nhỏ lẻ.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Tp. HCM.
Võ Nguyên Phú (2018), với mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nên đã chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính sơ bộ qua phương pháp thảo luận nhóm gồm 10 sinh viên với mục đích tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh hoặc bổ sung thang đo; và nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với số lượng quan sát là 206, phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu phi xác suất thuận tiện. Mục đích là kiểm định sơ bộ hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức, đối tượng của những nghiên cứu này là các sinh viên năm cuối đại học tại TP.HCM. Nghiên cứu chính thức thì được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tính mới của đề tài là vì một trong số ít đề tài tại Việt Nam nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Kết quả của nghiên cứu nhằm giúp các nhà giáo dục, trường đại học đề ra chính sách nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp trực tuyến trong giới sinh viên, đóng góp vào lý thuyết kinh doanh khởi nghiệp.
Tác giả đề xuất 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM.
H1: Tính phức tạp.
H2: Ý kiến người xung quanh. H3: Thái độ.
H4: Sự tự tin.
H5: Giáo dục khởi nghiệp. H6: Hoạt động ngoại khóa. H7: Điều kiện cơ sở vật chất.
Hình 2.14: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Tp. HCM.
Nguồn: Võ Nguyên Phú (2018).
Tính phức tạp
Ý kiến người xung quanh
Thái độ
Sự tự tin
Giáo dục khởi nghiệp
Hoạt động ngoại khóa
Điều kiện cơ sở vật chất
Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
của sinh viên
Giới tính (H8a) Ngành học (H8b) Kinh nghiệm mua hàng