I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ NỘI TẠI CỦA KHU VỰC
4. Chậm thích ứng với sự suy giảm của những nguồn lực vốn một thời được coi là
được coi là dồi dào và phong phú
62. Việt Nam ngày càng trở nên kém cạnh tranh hơn về chi phí nhân cơng vì tiền lương của người lao động gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Từ năm 2007
đến năm 2015, tốc độ tăng lương tối thiểu ở Việt Nam liên tục ở mức tăng hai con số. Kết quả là, mức lương trung bình đã tăng gấp 1,5 lần trong giai đoạn này19. Do đó, các doanh nghiệp tư nhân khơng thể dựa vào lợi thế lao động dồi dào, chi phí thấp là một trong những lợi thế cạnh tranh chính trong chiến lược trung và dài hạn của mình.
63. Hơn nữa, những lợi ích của thời kỳ dân số vàng mà khu vực tư nhân ở Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể trước đây sẽ suy giảm dần. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động đã bắt đầu giảm từ năm 2013. Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng dân số ở độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) đã giảm tốc từ năm 2012. Trong giai đoạn 2001-2011, mức tăng trưởng về tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động duy trì ổn định ở mức 2,6-2,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,1% vào năm 2012 và sau đó là 1,5% vào năm 2013. Xu hướng này diễn ra tương tự đối với con số về tổng lực lượng lao động. Tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động giảm lần lượt ở mức 1,8%, 1,7% và 1,1% trong năm 2012, 2013 và trong 9 tháng đầu năm 2014. Theo Liên Hợp Quốc, hiện tượng “dân số vàng” của Việt Nam kéo dài khoảng 50 năm, từ 1970-202020. Dân số trong độ tuổi lao động (15-64) là 50,7% vào năm 1970 và đạt đỉnh là 79% vào năm 2015. Tỷ lệ này sẽ được duy trì ở mức 70% trong giai đoạn 2015-2025 và sau đó bắt đầu giảm dần. Sự suy giảm về tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động và tiếp đó là lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến sự tăng
19 VERP (2017), “Năng suất Lao động và Tăng Tiền lương tại Việt Nam”.
20 Dân số vàng được định nghĩa là thời kỳ trong đó số lượng người trong độ tuổi làm việc cao hơn số lượng người phụ thuộc.
trưởng của toàn bộ khu vực doanh nghiệp và của các doanh nghiệp tư nhân nếu các doanh nghiệp này khơng có những bước chuyển đổi mang tính chiến lược từ những ngành cơng nghiệp thâm dụng lao động sang những ngành dựa nhiều hơn trên các nền tảng về kiến thức, công nghệ, đổi mới, vốn và năng suất.
Hình 36: Tốc độ tăng trưởng lao động Hình 37: Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động (15-64)
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) & UN Population (2012)
64. Doanh nghiệp tư nhân trong nước và khu vực hộ kinh doanh thời gian qua chủ yếu dựa vào lợi thế về giai đoạn dân số vàng này và chi phí nhân cơng thấp để tăng trưởng và tạo ra tới 38,64% GDP (năm 2016). Doanh nghiệp tư nhân trong nước và
khu vực hộ kinh doanh hiện đang sử dụng tới 15,7 triệu lao động. Rõ ràng rà chi phí lao động gia tăng, những lợi thế về dân số trẻ ngày một mất dần, và tình trạng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức to lớn và sẽ tác động mạnh mẽ nhất đối với hai khu vực doanh nghiệp có mức thâm dụng lao động này trong tương lai không xa. Đây là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Những thách thức này có tính nghiêm trọng cao hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và các hộ kinh doanh. Mặc dù đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngồi (FIEs), nhưng các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng với quy mô và mức độ thấp hơn do có trình độ mức độ ứng dụng cơng nghệ và mức thâm dụng vốn cao hơn. 65. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước chậm thích ứng với sự suy giảm của nguồn lực vốn một thời được coi là dồi dào, phong phú và có chi phí thấp. Trong bối
cảnh các lợi thế dân số trẻ, thời kỳ dân số vàng sẽ dần mất đi, tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở lên khan hiếm và đắt đỏ, các doanh nghiệp tư nhân vẫn loay hoay và chưa xác định được tầm nhìn và chiến lược rõ ràng để ít phụ thuộc vào mơ hình sản xuất dựa nhiều vào nguồn lực để chuyển sang mơ hình dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, có mức độ thâm dụng vốn cao hơn. Theo khảo sát của Tổng Cục Thống kê đối với 7.450 doanh nghiệp khu vực tư nhân trong năm 2014, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao
2.8% 2.8% 2.8% 2.8% 2.7%2.7% 2.1% 1.5% 1.0% 0.2% 0.9% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 % 2.5% 2.4% 2.2% 2.0% 1.2% 0.7% 0.5% 0.2% 1990 - 1999 1999 -2000 2000 -2009 2009 -2010 2010 -2019 2019 -2020 2020 -2029 2029 -2030 %
hầu như không thay đổi ở mức 17% trong giai đoạn 2010 - 2014. Khảo sát cũng cho thấy chỉ có 6,23% doanh nghiệp cho biết họ có thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và chỉ có 5,15% có đầu tư cải tiến và nâng cấp cơng nghệ, máy móc và thiết bị trong năm 2014. 83% doanh nghiệp được khảo sát khơng có kế hoạch thực hiện các hoạt động R&D hoặc nâng cấp cơng nghệ, máy móc và thiết bị. Đáng lo ngại hơn, những con số này thể hiện một xu hướng xấu đi so với các số liệu của cuộc điều tra có cùng nội dung được thực hiện năm 2010.