Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay trên tồn quốc có khoảng 4,9 triệu hộ kinh doanh. Hình thức hộ kinh doanh được người dân đặc biệt ưa thích khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Năm 2016, có tới 150.000 hộ kinh doanh mới gia nhập thị trường được ghi nhận. Con số này là 83.000 vào năm 2015 vào 135.000 vào năm 2014. Hộ kinh doanh được ưa thích vì nó có thể được đăng ký dễ dàng với thủ tục vơ cùng đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố. Các quy định yêu cầu về việc chế độ kế toán, sổ sách hết sức đơn giản. Hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mơi trường, phòng cháy chữa cháy….
Hình 45: Số hộ kinh doanh tăng thêm mỗi năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
Quan trọng nhất là hộ kinh doanh có thể áp dụng hình thức thuế khốn và do vậy có khả năng “thỏa thuận với cơ quan thuế” và nhờ đó mức thuế thực tế phải đóng thường rất thấp. Do vậy, mặc dù chiếm tới 30,4% GDP nhưng theo ước tính của Tổng Cục thuế, khu vực này chỉ đóng góp khoảng 1,56% cho thu ngân sách Nhà nước.
135.293 83.487 155.001 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2014 2015 2016
Mặc dù được ưa thích như vậy và tuy được đề cập trong Luật Doanh nghiệp, hộ kinh doanh lại khơng được coi là một loại hình doanh nghiệp và do vậy được coi là thuộc khu vực khơng chính thức hoặc bán chính thức. Luật Dân sự năm 2015 cũng đã khơng cịn quy định về hộ kinh doanh và khơng cịn ghi nhận hộ kinh doanh là một chủ thể trong giao dịch dân sự.
Trong khi đó, hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp do một chủ sở hữu) được ghi nhận là một hình thức trong Luật Doanh nghiệp và là một trong những hình thức doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990. Nhưng điều nghịch lý là trên thực tế tại Việt Nam, hình thức doanh nghiệp này ngày một mất đi sự hấp dẫn và khơng cịn là sự lựa chọn đối với người dân khi khởi sự kinh doanh và khi đăng ký doanh nghiệp.
Hình 46: Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký hàng năm vào đầu những năm 2000 và những năm gần đây
Nguồn: CIEM (2005), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)
Nếu như những năm đầu của Luật Doanh nghiệp 1999, gần nửa các doanh nghiệp được đăng ký đều đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (44,7% vào năm 2000, 35,9% vào năm 2001), hiện nay chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các doanh nghiệp lựa chọn hình thức loại hình doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (3,9% vào năm 2016 và 2,47% vào năm 2017).
Đây rõ ràng là một điều nghịch lý, nhưng đang diễn ra trên thực tế. Hình thức doanh
nghiệp tư nhân, tuy được ghi nhận chính thức trong Luật Doanh nghiệp lại khơng được
ưa thích bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể vốn không được ghi nhận là một hình thức trong Luật Doanh nghiệp. Về góc độ quyền, doanh nghiệp tư nhân không khác nhiều so
6.468 7.100 6.532 5.345 4.295 3.133 44.79% 35.91% 30.35% 5.64% 3.90% 2.47% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 2000 2001 2002 2015 2016 2017
với hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên về nghĩa vụ, doanh nghiệp tư nhân lại có nhiều trách nhiệm hơn và phải tuân thủ đầy đủ các quy định đối với một doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Do được quy định chung trong Luật Doanh nghiệp và Chương về Doanh nghiệp Tư nhân khơng có các quy định riêng biệt, đủ cụ thể áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, các doanh nghiệp tư nhân vốn do một người làm chủ và quy mô thường rất nhỏ, phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về chế độ kế tốn, báo cáo tài chính, các quy định về bảo hiểm xã hội, và nộp thuế theo hệ thống sổ sách kế toán được thiết lập theo đúng các quy định được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt theo quy mô, bản chất pháp lý và đặc điểm hoạt động. Chi phí tuân thủ nhằm thực hiện các quy định này so với tổng doanh số do vậy là quá lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này khiến hình thức doanh nghiệp tư nhân mất hoàn toàn lợi thế so với hộ kinh doanh cá thể.
Theo quy định hiện hành, những người mong muốn đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể) chỉ có thể đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (hiện Việt Nam có 63 doanh nghiệp ở 63 tỉnh). Điều này có nghĩa là khi đăng ký doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, người đăng ký kinh doanh thường phải đến các trung tâm tỉnh, thành phố thường ở các xa địa bàn cư trú của họ, và do vậy hết sức tốt kém. Mặc dù Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho phép đăng ký trực tuyến, nhưng đây vẫn không phải là điều thuận tiện đối với những người sống ở vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa. Đăng ký trực tuyến chưa phù hợp với năng lực và tâm lý của người dân ở vùng nông thơn, vùng xa. Trong khi đó, hộ kinh doanh có thể được đăng ký với ngay tại các UBND cấp huyện (hiện có 713 đơn vị hành chính cấp huyện). Điều này khiến cho việc đăng ký hộ kinh doanh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn rất nhiều, và đặc biệt là nó phù hợp với tâm lý của người dân. Do vậy, để giúp mọi người dễ dàng đăng ký doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, điều quan trọng là cần có các cải cách về quy định và phân quyền nhằm cho phép người dân có thể đăng ký hình thức doanh nghiệp tư nhân ngay tại tại ủy ban nhân dân huyện, như hiện đang áp dụng đối với các hộ kinh doanh hiện nay.
Hơn nữa, khi so sánh với loại hình doanh nghiệp khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp, hình thức doanh nghiệp tư nhân rõ ràng là yếu thế hơn rất nhiều so với hình thức cơng ty TNHH một thành viên. Công ty TNHH một thành viên cũng có thể do một cá nhân làm chủ, song lại có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu lại chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Doanh nghiệp tư nhân trước đây vốn được ưa thích vì khả năng đăng ký là một chủ sở hữu, nay mất đi lợi thế này so với cơng ty TNHN vì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân lại khơng có tư cách pháp nhân.