Bộ phân chia công suất (Power-Split Device)

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP ỨNG DỤNG MATLAB SIMULINK TRONG mô PHỎNG điều KHIỂN XE HYBRID (Trang 37 - 40)

2. Nội dung đồ án:

2.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG HYBRID HỖN HỢP

2.1.4 Bộ phân chia công suất (Power-Split Device)

 Trái tim của hệ thống Hybrid là một thiết bị nhỏ gọn được gọi là bộ phân chia công suất PSD (Power Split Device). PSD là bộ bánh răng hành tinh có kết cấu giống như bộ bánh răng hành tinh của hộp số tự động nhưng hoạt động thì khác hoàn toàn.

 Sự sắp xếp của các bánh răng hành tinh trong bộ phân chia công suất và cách ăn khớp giữa các bánh răng với nhau. Bánh răng ở trung tâm gọi là bánh răng mặt trời, các bánh răng bao xung quanh nó gọi là bánh răng hành tinh, các trục của bánh răng hành tinh được cố định với cần dẫn và nó quay xung quanh tâm của bánh răng mặt trời. Tất cả bánh răng hành tinh đều có kích thước bằng nhau và có cùng khoảng cách so với tâm quay.Vịng răng ở ngồi cùng gọi là bánh răng bao, nó ăn khớp với các bánh răng hành tinh.

Hình 2.12 Bộ bánh răng hành tinh

 Trong hệ thống Hybrid. Bộ bánh răng hành tinh dùng để phân chia công suất. Động cơ đốt trong (ICE) được kết nối với cần dẫn, mô tơ máy phát 1 (MG1) được kết nối với bánh răng mặt trời và mô tơ máy phát 2 (MG2) được kết nối với bánh răng bao.

 Tất cả các bánh răng trên đều quay tròn khác nhau và tốc độ thay đổi. Theo kiểu này thì tốc độ của ICE và MG2 có thể thay đổi. MG2 vừa là mơ tơ vừa là máy phát có tốc độ thay đổi lớn đến 6,500 v/p, MG2 được kết nối với các bánh xe chủ động qua hệ thống truyền động. Khi tốc độ lực truyền từ MG2 đến vòng răng thay đổi thì tốc độ của xe sẽ thay đổi, trong khi nếu thay đổi tốc độ trực tiếp của ICE (MG2=0) thì tốc độ của xe khơng trực

tiếp thay đổi. ICE có thể quay chậm hoặc nhanh tùy thuộc vào công suất cần thiết phải phát ra và khi có sức cản hoặc sự trợ giúp từ động cơ máy phát thì xe có thể chạy trong suốt q trình động cơ hoạt động.

 Tốc độ quay của MG1, MG2 và ICE phụ thuộc lẫn nhau. Tốc độ quay của MG1 sẽ thay đổi khi thay đổi MG2 hoặc ICE hoặc thay đổi cả hai. Tốc độ MG1 có thể đạt tới 10,000 v/p.  ICE bị giới hạn tốc độ giữa 800 v/p đến 4,500 v/p. Nó cũng có thể dừng hẳn, nhưng ở tốc độ khoảng từ 0 đến 800 v/p thì ICE khơng thể hoạt động có hiệu quả. ECU nhận biết và nó dừng ICE. ICE sẽ được khởi động trở lại bởi MG1 khi cần cơng suất cao hơn hoặc số vịng quay cao hơn.

 Động cơ đốt trong ICE được kết nối với cần dẫn. Khi cần dẫn quay, các bánh răng hành tinh ăn khớp có xu hướng tác động đến bánh răng mặt trời và bánh răng bao làm bánh răng mặt trời và bánh răng bao quay cùng chiều với nó. Bằng cách lựa chọn cẩn thận số răng của bánh răng mặt trời và bánh răng bao. Hãng Toyota tìm được kích thước bộ phân chia cơng suất hợp lý, qua đó xác lập tỉ lệ phân phối là 72% mô men truyền đến bánh răng bao và 28% mô men truyền đến bánh răng mặt trời.

Tính tốn:

Mối quan hệ về vận tốc góc, moment xoắn trong bộ phân chia cơng suất:

 Vận tốc góc:

Hình 2.13 Bộ phận chia cơng suất

Trong đó: ny, ns, nr lần lượt là vận tốc góc của cần dẫn, bánh răng mặt trời, bánh răng bao.

 Moment xoắn: Ty = -kysTs = -kyrTr

Trong đó: Ty, Ts, Tr lần lượt là moment xoắn của cần dẫn, bánh răng mặt trời, bánh răng bao. Và kys = 1+ig ; kyr =

Khi một trong các bộ phận bộ bánh răng hành tinh bị khóa, lúc này nó bộ bánh răng hành tinh sẽ trở thành bộ bánh răng thường với một đầu vào và một đầu ra. Mối quan hệ đó được biểu diễn dưới đây:

Thành phần Tốc độ Moment

Bánh răng mặt trời Bánh răng bao Cần dẫn

Bảng 2.5 Mối quan hệ giữa các thành phần trong bộ phân chia công suất

Đối với xe lai kiểu hỗn hợp sử dụng bộ bánh răng hành tinh làm khớp nối tốc độ, sẽ có rất nhiều lựa chọn khác nhau trong việc kết nối các bộ phận của bộ bánh răng hành tinh đến hệ thống truyền động:

Hình 2.14 Các cách bố trí sơ đồ truyền động

Tuy nhiên, qua tính tốn việc kết nối động cơ-cần dẫn, bánh răng bao-bánh xe chủ động, bánh răng mặt trời-motor sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Ở cách kết nối này, động cơ sẽ hoạt động tối ưu, giảm được kích thước của motor/máy phát, tiết kiệm chi phí, hiệu suất hoạt động tốt.

Lúc này, moment xoắn của động cơ (Te) , motor ( Tm) sẽ có mối liên hệ: Te = -kysTm Tốc độ xe Công suất Tốc độ quay

động cơ Tốc độ quay MG1 40 dặm/giờ 3.6kW 1,300 vòng/phút - 1,470 vòng/phút 50 dặm/giờ 5.9kW 1,500 vòng/phút - 2,003 vòng/phút 60 dặm/giờ 9.2kW

Bảng 2.6 Mối liên hệ giữa tốc độ xe và công suất ứng với tốc độ quay động cơ và mô tơ

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP ỨNG DỤNG MATLAB SIMULINK TRONG mô PHỎNG điều KHIỂN XE HYBRID (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)