Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THỜI GIAN QUA (Trang 43 - 49)

2.3. Tổng hợp những đánh giá về thực trạng đầu tư tài chính cho đào

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, chính sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo của Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập như:

Một là, cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý.

Cơ cấu đầu tư cho giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành

nghề trong từng bậc học. Tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi NSNN cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi, còn lại chi cho hoạt động dạy học, bồi dưỡng, đào tạo và các hoạt động đảm bảo khác như điện, nước, văn phòng phẩm,…... Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm...

Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở giáo dục phổ thông thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng. Vẫn còn khoảng 31% số phòng học và 50,7% số xưởng thực hành là nhà tạm; chỉ khoảng 20% số trường được trang bị một số thiết bị ở mức độ cơng nghệ khá, cịn lại mới chỉ được trang bị cho thực hành, về cơ bản chưa hình thành được các trường dạy nghề chất lượng cao....

Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Cơ cấu chi chưa hợp lý dẫn đến chất lượng giáo dục thấp do gióa viên khơng được đầu tư đào tạo và bồi dưỡng. Các kiến thức các thày cơ có được chủ yếu là do tự bồi dưỡng nên khơng có tỉnh bứt phá. Học sinh tốt nghiệp cịn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực vận dụng những kiến thực được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hội nhập, khả năng thích ứng với cơng việc, ý thức tổ chức kỷ luật cịn hạn chế.

Hai là, trong cơ cấu chi tiêu cho giáo dục, đào tạo có sự khơng tương xứng trong đầu tư cho các bậc học.

Trên thực tế NSNN dành cho giáo dục đại học còn hạn chế với 12% tổng ngân sách dành cho giáo dục, chỉ bằng gần một nửa so với kinh phí dành cho bậc tiểu học. Phân loại theo cấp học, chi tiêu cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho giáo dục. Trong đó, chi cho giáo dục tiểu học chiếm gần 30% tổng chi NSNN cho các cấp học. So với thế giới, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên mỗi học sinh tiểu học ở Việt Nam năm 2010 đạt mức hơn 25%, cao hơn so với Hoa Kỳ là 22%, Singapore chỉ 11%.

Ba là, định mức phân bổ ngân sách cho đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay quá thấp, đào tạo và bồi dưỡng chủ yếu theo quy định chưa thật gắn kết với mục tiêu, không dựa vào căn cứ hiệu quả đầu ra.

Mức ngân sách bố trí cho đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi NSNN cho các cấp học. Định mức chi giáo viên/học sinh, định mức chi đào tạo và bồi dưỡng chưa có.

Khơng chỉ bất cập về định mức và cơ cấu phân bổ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giáo dục cho đào tạo và bồi dưỡng còn rất thấp thể hiện ở cơ cấu đào tạo chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế của đơn vị sử dụng lao động và nền kinh tế

Số lượng các cơ sở đào tạo GV hiện nay quá lớn so với nhu cầu của xã hội cũng như tỉ lệ chung của các quốc gia trên thế giới.

Bốn là, chương trình đào tạo cịn khơ cứng, dập khuôn và nhiều bất cập.

- Khối kiến thức cơ bản rất quan trọng nhưng thời gian phân bổ cho khối kiến

thức khác là chưa hợp lý và cần tăng thêm.

- Sự phối hợp giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức khác còn chưa chặt. - Các trường phổ vận dụng chương trình khung do Bộ quy định một cách máy móc và chương trình giữa các trường chưa có sự liên hệ với nhau.

Có thể khái quát một số nguyên nhân của những tồn tại, bất cập nói trên

như sau:

29 - Một số yêu cầu về đào tạo giáo viên chưa được lượng hóa rõ ràng, mang tính cào bằng. Việc đánh giá, phân loại để xác định cụ thể những NL chuyên môn cịn hạn chế của GV chưa hiệu quả, chưa có nhiều giải pháp phù hợp trong bồi dưỡng, nâng cao NL chun mơn cho GV vì vậy khiến cho việc đầu tư tài chính thường được lượng hóa bằng phương pháp định lượng và có cơ sở vững chắc dường như không phù hợp

30 - Hiện nay, nguồn tài chính của quốc gia ngày càng hạn hẹp, đầu tư cho giáo dục chủ yếu dung để trang trải lương và đầu tư cho cơ sở vật chất và các thiết bị giáo dục tối thiểu, phần kinh phí cho đào tạo, hội thảo, sinh hoạt chuyên mơn ít nên GV phổ thơng ít có cơ hội trao đổi, học tập, nghiên cứu về dạy học do thiếu các điều kiện và sự tương tác hoặc thời lượng giảng dạy trên lớp theo giáo án đã quá nặng nề, áp lực về thành tích và thi cử lại khiến cho họ khơng có nhiều cơ hội để phát triển các ý tưởng hoặc nghĩ ra những thứ mang tính phát triển.

31 - Do yếu tố địa bàn và phân cấp quản lý địa phương nên cơng tác kiểm tra, giám sát đầu tư tài chính và hiệu quả đầu tư tài chính cịn gặp rất nhiều khó khăn

32 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu cho cơng tác bồi dưỡng chun mơn cịn hạn chế, thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên ảnh hưởng đến chất lượng GV phổ thông

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã bộc lộ những hạn chế. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo chưa phù hợp, đội ngũ giảng viên sư phạm tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên phần lớn xuất phát từ các chuyên ngành khác chưa được bồi dưỡng kiến thức về GDMN. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

KẾT LUẬN

Phân tích thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo và phát triển giáo viên phổ thơng, tác giả đã rút ra một số kết luận như sau:

- Cơng tác đầu tư tài chính cho giáo dục phổ thơng đã có nhiều đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ và tư chịu trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, sự tự chủ của đơn vị cung ứng dịch vụ giáo dục công chủ yếu mới giới hạn trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị do cấp trên quy định và cho đến nay, các cơ quan cấp trên vẫn có xu hướng muốn nắm quyền chi phối hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc. Nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đã được quan tâm nhưng mức đầu tư thấp.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy, nguồn thu chủ yếu trong các trường phổ thông công lập vẫn là ngân sách Nhà nước cấp, khả năng khai thác các nguồn ngoài ngân sách các trường cịn hạn chế. Trong cơng tác quản lý các nguồn lực, do chưa gắn quản lý tài chính với chất lượng đầu ra nên dễ rở i vào vòng luẩn quẩn, chỉ chú trọng công tác quản lý thu chi, chưa xây dựng hệ thống tiểuchí đánh giá quản lý tài chính gắn với kết quả đầu ra trong giáo dục. Đặc biệt, hiện nay đã số các trường phổ thông công lập ở Hà Nội vẫn theo đuổi quan điểm cổ điển, đó là xác định mơ hình hoạt động của trường THPT truyền thống, chỉ chú trọng đầu tư cho hoạt động dạy học và giáo dục theo chỉ tiêu được giao, chưa chú trọng tới đầu tư cho hình thức cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao cho xã hội. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các trường chưa xây dựng được chiến lược phát triển trong dài hạn và theo đuổi mục tiêu đó. Phát sinh khoản chi thì mới đi tìm nguồn thu, khả năng tìm nguồn tự chủ tài chính cũng bị bó hẹp vì khơng có tầm nhìn dài hạn.

- Cơng tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đã bước đầu được các nhà trường quan tâm nhưng phần nhiều vẫn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nói riêng chưa được đầy đủ và kịp thời và cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của định hướng quản lý mới.

Như vậy, hiện nay việc đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta còn nhiều bất cập từ nội dung bồi dưỡng, hiệu quả và các nguồn lực cho đầu tư bồi

dưỡng. Xét trên tổng thể, số lượng giáo viên ở bậc học phổ thông vừa thiếu vừa thừa; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm chưa thực sự quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển về số lượng cũng như chất lượng giáo viên; các chính sách cho việc thu hút người giỏi thi vào các trường sư phạm chưa có; các giải pháp về chính sách phát triển giáo viên chưa đồng bộ… Do vậy, để giải quyết được vấn đề nêu trên, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương cần thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng và quy định nhà nước trong việc thực hiện đổi mới giáo dục. Có như vậy sự nghiệp giáo dục của Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Trong nhà trường phổ thông, việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Để có được một đội ngũ có vai trị trọng trách như vậy, cần hết sức coi trọng việc đầu tư tài chính đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên. Thực hiện chương trình hành động của chính phủ, xác định bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài trong nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của ngành giáo dục. Nhu cầu giáo dục trẻ ngày càng cao, trình độ nhận thức của nhân dân ngày càng phát triển, việc đào tạo và phát triển giáo viên ở bậc tiểu học ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết TW 8, (khoá XI) về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

3. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hồ (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khố của sự phát triển, NXB Tài chính;

4. Bộ Tài chính, Báo cáo quyết tốn NSNN các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2015;

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Báo cáo quốc gia giáo dục cho mọi người 2015 của Việt Nam, Hà Nội;

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THỜI GIAN QUA (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w