Thực trang đầu tư cho các hoạt động đào tạogiáo viên đáp ứng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 37)

2.2. Thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo và phát triển giáo viên các

2.2.3. Thực trang đầu tư cho các hoạt động đào tạogiáo viên đáp ứng

trình giáo dục phổ thơng mới

23 Mặc dù là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nhưng chúng ta sẽ không đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên biệt để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giống như các mơn học khác mà địi hỏi tất cả giáo viên của các mơn học đều phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bởi hoạt động trải nghiệm rất linh hoạt và mang tính mở cao, nó có thể được tổ chức trong và ngồi lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mơ nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mơ trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Điều đó có nghĩa đã là sinh viên ngành sư phạm nhất định phải có hiểu biết về hoạt động trải nghiệm, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong thực tế. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm vì thế sẽ là một yêu cầu bắt buộc trong chuẩn đầu ra của sinh viên các ngành sư phạm.Trong quá trình tổ chức các hoạt động việc phát sinh các chi phí là điều bình thường địi hỏi các nhà đầu tư, nhà quản lý và xã hội cần phải quan tâm và động viên, hướng dẫn và chia sẻ với giáo viên trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.

Chúng ta chưa thực sự có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập, khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật Giáo dục. Điều này dẫn đến sự chồng cháo trong chỉ đạo dẫn đến hiệu quả các hoạt động trong đó có hoạt động đầu tư thấp.

“Đầu vào” của các trường đại học sư phạm chưa cao, chưa có được những ưu tiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáo viên khiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài - những người thực sự có tâm, có đức vào làm trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo con người. Hệ thống các

phịng thí nghiệm, nghiên cứu cịn q nghèo nàn, khơng hút được các nhà nghiên cứu khoa học trẻ.

Khó khăn về năng lực cạnh tranh trong giáo dục, không chỉ cạnh tranh với nước ngoài mà chúng ta cịn phải cạnh tranh ngay trên nước mình.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ (chủ đạo là tiếng Anh) cũng là rào cản không nhỏ trong xu thế hội nhập quốc tế của đội ngũ giáo viên hiện nay.

Do đó, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cần đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng giáo dục. Do đó, cần khảo sát và lập đề án vị trí việc làm sát thực tiễn của đơn vị nhằm tham mưu đề xuất với các cấp chính quyền địa phương ra quyết định tuyển dụng, điều động giáo viên cho nhà trường đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu giáo viên theo quy định.

Điều quan trọng cần thấy rõ là thu nhập của giáo viên phải đủ sống ở mức trung bình trong tương quan xã hội, sao cho họ toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho nghề giáo dục. Do vậy, cần nghiên cứu cũng như có những đề xuất trong việc xây dựng hệ thống thang bảng lương riêng cho đội ngũ giáo viên.

24 Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách mà nhà nước ban hành cho giáo viên giảng dạy, để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy được năng lực giúp họ tồn tâm tồn lực vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo cần đảm bảo cho họ những điều kiện về vật chất cũng như tỉnh thần. Cần bổ sung hoàn thiện và thực hiện đầy đủ các chế độ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trong điều kiện hiện nay chế độ đãi ngộ đối với giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán còn chưa tương xứng với năng lực nên cần có chính sách riêng khuyến khích giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

25 Hồn thiện cơ chế chính sách phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ. Đồng thời, đổi mới quản trị, quản lý đào tạo theo hướng tiệm cận chuẩn quốc tế; đổi mới quản lý nhà nước theo hướng quy định hệ thống chuẩn chất lượng; quy định về trách nhiệm giải trình, cơng khai, minh bạch thơng tin về điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế; tăng cường kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện hệ thống chế tài, xử lý vi phạm.

26 Đẩy mạnh q trình quốc tế hố, cần có một chiến lược quốc gia và lộ trình quốc tế hóa, thúc đẩy hợp tác giáo dục xuyên quốc gia đối với hệ thống đào tạo giáo viên một cách rõ ràng. Cần có chiến lược trung hạn và dài hạn đầu tư vào đổi mới hệ thống quản trị ngành Sư phạm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả tiệm cận với chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đào tạo nghiên cứu, đặc biệt là hệ thống phịng thực hành, thí nghiệm; mở rộng khơng gian, khuyến khích tự do học thuật và thúc đẩy năng lực sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

27 Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục nói chung cũng như u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới, các trường sư phạm trong cả nước, đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng chuẩn đầu ra theo phẩm chất và năng lực, từ đó xây dựng khung chương trình cho mỗi ngành cũng như chương trình mơn học đáp ứng được chuẩn đầu ra ấy. Tuy nhiên, việc đổi mới ấy chưa thực sự rõ nét ở nhiều trường. Chương trình đào tạo cũ, ít tính cập nhật, chậm đổi mới, chưa có đề cập đến hoạt động trải nghiệm. Thậm chí hoạt động trải nghiệm cũng là thuật ngữ khá mới mẻ với khơng ít giảng viên sư phạm, nếu có tiếp cận một cách chi tiết thì chủ yếu là đội ngũ giảng viên thuộc bộ môn phương pháp dạy học của các ngành hoặc bộ phận giảng viên tham gia vào các đề án, dự án hoặc có hợp tác với một số nhà xuất bản. Với đội ngũ giảng viên như vậy chắc chắn việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi sinh viên được trang bị kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm không chỉ ở các học phần phương pháp hay rèn luyện nghề mà cịn thơng qua các học phần khác, thông qua cách mà các giảng viên tổ chức cho chính sinh viên của mình hoạt động. Vì thế năng lực của giảng viên cũng là một nhân tố có vai trị quyết định trong việc hình thành năng lực của sinh viên trong hoạt động này

28 Hiện nay, một số trường sư phạm lớn như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh... đều có các trường thực hành. Cần khai thác tối đã các trường thực hành này trong việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên bằng cách đặt hàng những giáo viên có

chun mơn, có kinh nghiệm tổ chức các nội dung trải nghiệm trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động giáo dục theo chủ đề để sinh viên có thể đến trường kiến tập, dự giờ, học cách làm trực tiếp, thậm chí cùng giáo viên có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động này. Chỉ khi các em được tham gia như vậy mọi lý thuyết mới được thực hành trong thực tiễn, những trải nghiệm thực tế sẽ hình thành ở các em năng lực cần thiết cho người giáo viên tương là i nói chung và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng.

Khơng chỉ dừng lại ở các trường thực hành, nhà trường sư phạm cần đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thơng – nơi sinh viên có một qng thời gian khá dài xuống thực tập. Trường thực hành có ưu thế riêng của nó nhưng lại hạn chế về thời gian, sinh viên vẫn phải tham gia học tập tại trường đại học, chỉ đến trường thực hành theo kế hoạch và thường là kế hoạch ngắn theo tiết, theo buổi nhưng trường thực tập thì khác. Xuống trường thực tập sinh viên sẽ có những lợi thế cho việc học nghề hơn trường thực hành. Mà thực tế không phải trường sư phạm nào cũng có trường thực hành riêng của mình. Tại trường thực tập, sinh viên sẽ được làm việc như một giáo viên thực thụ bên cạnh giáo viên hướng dẫn. Tập trung toàn thời gian tại trường thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm là con đường nhanh nhất hình thành cho các em năng lực này bởi năng lực chỉ được hình thành thơng qua hoạt động đặc biệt là hoạt động trong mơi trường thực tế với tính đã dạng, sống động của nó.

Bên cạnh đó, việc đầu tư đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phổ thông bất cập ngay từ dự tốn và tầm nhìn ngắn hạn, phân bố kinh phí dàn trải. bao đồng. Bất cập này dẫn đến nguồn nhân lực ở nước ta ở trong tình trạng thừa lao động chưa được đào tạo nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, cơng bằng mà nói, nếu nhìn vào mức thu nhập của giáo viên phổ thơng thì sẽ thấy cịn rất nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Phòng vẫn nhanh các giáo viên phổ thông về thu nhập và cuộc sống hàng ngày cho thấy: Khoảng trên 40% GV được khảo sát cho biết không muốn làm nghề sư phạm nếu được chọn lại ngành nghề vì lương quá thấp. Lương và chế độ đãi ngộ thấp khiến cho các thí sinh khơng muốn thi vào ngành sư phạm, về lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu. Ngoài chế độ lương thấp, bản thân nghề giáo là nghề dạy nhưng

thực chất là nghề học suốt đời, quá trình đào tạo và bồi dưỡng liên tục khơng được đầu tư về kinh phí, hầu hết và đa phần phải tự đầu tư bản thân khiến nhiều giáo viên phổ thông luôn cảm thấy áp lực về cả kinh tế và chuyên môn

- Bảng sau cho thấy thu nhập của GV mới vào nghề cịn thấp, khơng đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống của bản thân và gia đình họ.

Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng sao về giáo dục học sinh của xã hội.

Cùng với việc thống kê số liệu tài chính của các đơn vị trực thuộc Sở, nghiên cứu cũng đồng thời tiến hành tách số liệu các nguồn thu đối với khối các trường THPT công lập trực thuộc Sở, số liệu thu được như sau:

Bảng 8. Số liệu tổng hợp các nguồn thu của các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2013

TT Nội dung Số tiền

I Số liệu thu từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng số thu trong năm 198,714,333,722 đồng

Học phí cơng lập 42,219,678,680 đồng

Học phí hệ khơng có chỉ tiểu ngân sách 28,472,767,000 đồng

Học phí học nghề phổ thơng 712,018,992 đồng

Dạy thêm học thêm 90,297,767,150 đồng

Lệ phí thi 15,048,597,500 đồng

Thu xây dựng trường 732,310,000 đồng

Thu tiền hỗ trợ học hai buổi ngày 70,880,000 đồng

Thu cho thuê cơ sở vật chất 1,229,200,000 đồng

Thu nước uống, quà biếu, tặng , cho 13,876,470,500 đồng

Thu khác 6,054,643,900 đồng

II Số liệu thu từ nguồn ngân sách

Dự toán giao trong năm 1,130,420,027,540 đồng

-Dự toán chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm

2013 12,426,614,540 đồng

-Dự toán được giao trong năm 2013 1,117,993,413,000 đồng

(Nguồn:Sở GD & ĐT Hà Nội – Thơng báo thẩm định quyết tốn ngân sách năm 2013)

Cùng với nghiên cứu, phân tích nội dung các khoản thu, luận án cũng tiến hành khảo cứu và phân tích số liệu với các nhiệm vụ chi của khối các trường THPT, số liệu nghiên cứu được trình bày tại bảng số 2.3.

Bảng 9. Phân nhóm các khoản chi cơ bản theo nội dung thực hiện chi

của khối các trường THPT công lập tại Hà Nội cho năm tài chính 2013

TT Nội dung chi Số tiền

Tổng số 1,297,122,164,618 đồng

I . Nhóm : Các khoản chi cho con người 886,367,645,338 đồng

1 Lương và phụ cấp theo lương 406,223,829,795 đồng

2 Tiền công 67,173,491,026 đồng

3 Phụ cấp theo lương 216,368,158,511 đồng

4 Học bổng học sinh, sinh viên 8,496,710,000 đồng

5 Khen thưởng 5,793,347,737 đồng

6 Phúc lợi tập thể 19,704,389,537 đồng

7 Các khoản đóng góp 106,114,081,075 đồng

8 Các khoản thanh tốn cá nhân 56,493,637,657 đồng

II. Nhóm 2: Các khoản chi quản lý phí 140,107,535,619đồng

1 Thanh tốn dịch vụ cơng cộng 16,149,323,337 đồng

2 Chi vật tư văn phịng 15,823,977,376 đồng

3 Chi thơng tin, tuyên truyền, liên lạc 9,451,385,375 đồng

4 Chi hội nghị 1,050,439,500 đồng

5 Chi cơng tác phí 12,830,935,701 đồng

6 Chi phí th mướn 18,890,303,508 đồng

7 Chi đoàn ra 1,219,861,064 đồng

8 Chi đoàn vào 30,244,800 đồng

9 Chi sửa chữa nhỏ 64,661,064,958 đồng

III. Nhóm ba: Chi phí nghiệp vụ chun mơn 173,834,381,367đồng

IV. Chi trích lập các quỹ 60,453,905,277đồng

V. Nhóm 5: Các loại chi khác 36,304,697,017đồng

1 Chi hỗ trợ giải quyết việc làm 33,588,000 đồng

2 Chi khác 17,128,738,314 đồng

3 Chi công tác Đảng ở nhà trường 417,058,000 đồng

4 Chi đầu tư tài sản vơ hình 896,758,000 đồng

5 Chi mua tài sản dùng cho công tác 17,828,554,703 đồng

(Nguồn:Sở GD & ĐT Hà Nội – Thông báo thẩm định quyết tốn ngân sách năm 2013)

Nhìn vào các số liệu của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cho thấy , tổng chi lương cho giáo dục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi, phần chi cho đào tạo bồi dưỡng của giáo viên phổ thông nằm trong phần chi cá nhân chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ. Điều này cho thấy một sự thiếu hụt trầm trọng trong đầu tư tài chính cho đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chỉ chiếm khoảng13% nhóm các khoản chi cho con người.

Biểu đồ số 2.4: Tỷ lệ các khoản chi theo phân nhóm trong tổng số chi cho giáo dục của khối các trường THPT cơng lập Hà Nội năm tài chính 2013

(Nguồn:Sở GD & ĐT Hà Nội –Thơng báo thẩm định quyết tốn ngân sách năm

Để tối đã hóa sự tác động trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đầu tư cần thay đổi cơ cấu khuyến khích để trường đại học và sinh viên SP hướng tới liên tục cải thiện chất lượng. Nếu các ưu đãi kém khơng được giải quyết, thì hầu như tất cả các cải cách đều thất bại. Trong hầu hết các ngành nghề, sinh viên chọn chương trình đại học tối ưu hóa triển vọng có việc làm sau tốt nghiệp. Nhưng trong nghề dạy học, phản ứng của nhà tuyển dụng đối với chất lượng đào tạo thường là yếu. Tất cả các giáo viên mới vào nghề thường được trả lương như nhau bất kể chất lượng hoặc loại hình đào tạo, và giáo viên học xong các chương trình tốt hơn khơng nhất thiết có nhiều khả năng kiếm được cơng việc họ muốn. Có xu hướng trong tồn hệ thống này muốn coi giáo viên như loại hàng hóa chuẩn, được cung cấp mà khơng có sự khác biệt trên thị trường. Vì lý do này, khi giáo viên tương lai hoặc hiện tại lựa chọn chương trình ĐTGV, sự ưu đãi khuyến khích với họ khơng nhất thiết là tìm chương trình chất lượng tốt nhất mà là tìm các điểm đặc trưng khác, chẳng hạn sự tiện lợi hoặc chi phí thấp.

Việc sắp xếp các ưu đãi xung quanh cải tiến liên tục ĐTGV đòi hỏi sự liên kết mạnh mẽ giữa thị trường cho người tham gia ĐTGV và thị trường giáo viên sau tốt nghiệp SP. Các nỗ lực cải cách ĐTGV thường hay bỏ quên thị trường thứ hai này, khi người sử dụng lao động quyết định tuyển giáo viên. Làm sao để việc

tuyển giáo viên ảnh hưởng đến việc người giáo viên phải chọn chương trình

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 37)