Kiểm Tra Đánh Lửa (Đối Với Động Cơ Sử Dụng Bộ Chia Điện)

Một phần của tài liệu Bài 1 chẩn đoán bằng FSA 740 ( BOSCH) (Trang 33 - 40)

BÀI 1.2 : QUY TRÌNH KIỂM TRA

1.2.2: Kiểm Tra Đánh Lửa (Đối Với Động Cơ Sử Dụng Bộ Chia Điện)

1.2.2.1: Đánh lửa sơ cấp

Sơ đồ đấu dây:

B1 : Kiểm tra sơ bộ hệ thống điện trên động cơ còn hoạt động hay không, kiểm tra mức xăng để chắc rằng động cơ có thể phát hành sau khi đề máy.

B2 : Nối kẹp 30A vào cổng CH1 rồi kẹp vào đây (+) bobin (Terminal 15), dấu mũi tên hướng vào bobin. Sử dụng giắc kim cắm vào dây (-) bobin, rồi dùng cụm dây đo 5 đầu đây( 4 đầu xanh, 1 đầu vàng).

Hình 1.2.2.1a: Bộ dây đo đánh lửa sơ cấp.

Cắm một trong 4 đầu dây vào giắc chuyển ở (-) bobin. Cắm que đo nhiệt độ nhớt vào trong đường ống thăm nhớt của động cơ.

Hình 1.2.2.1b: Kết nối dây vào động cơ.

B3 : Chọn mục Test Procerdures => Primary ignition => Full adaptation.

Hình 1.2.2.1c: Màn hình các danh mục kiểm tra.

Hình 1.2.2.1d: Màn hình kết quả kiểm tra đánh lửa sơ cấp.

Điện áp sơ cấp theo Toyota:

Chuẩn: điện áp hoạt động (Dynamic contact voltage):

cho hệ thống sử dụng vít lửa: <0.5V cho hệ thống EFI: <3V

Góc đánh lửa (dwell angle): cho hệ thống sử dụng bộ chia điện: 49o ~ 65o. cho hệ thống đánh lửa trực tiếp: 9o ~ 15o.

các quy đổi góc đánh lửa orad  %: orad=

%=

30.6%  28o rad (nằm ngồi số chuẩn 9o ~ 15o)

Giải thích: Khi động cơ hoạt động, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dịng điện vào cuộn

sơ cấp, phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là từ thơng của cuộn sơ cấp giảm đột ngột. Vì vậy, tạo ra một sức điện động cảm ứng do hiện tượng tự cảm của cuộn sơ cấp và cảm ứng điện từ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một điện thế khoảng 500 V trong cuộn sơ cấp, dòng điện cảm ứng ở cuộn thứ cấp tạo ra khoảng 30 kV. Sức điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dịng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.

1.2.2.2: Đánh lửa thứ cấp

B1 : Kiểm tra sơ bộ hệ thống điện trên động cơ cịn hoạt động hay khơng, kiểm tra mức xăng để chắc rằng động cơ có thể phát hành sau khi đề máy.

B2 : Cắm que đo nhiệt độ nhớt vào trong đường ống thăm nhớt của động cơ. Sử dụng bộ kẹp dây cao áp (3 dây đầu đỏ, 3 dây đầu đen), 3 dây đầu đỏ nối với cổng KV+ trên cụm thiết bị đo, 3 đầu dây đen nối với cổng KV- trên cụm thiết bị đo. Kẹp 2 dây đầu đen vào dây cao áp của xy-lanh có số thứ tự lẻ(1,3), kẹp 2 đầu dây đỏ vào dây cao áp của xy-lanh có thứ tự chẵn(2,4). Dùng kẹp đo dịng, kẹp vào dây cao áp của máy 1.

Hình 1.2.2.2a: Kết nối dây vào động cơ

B3 : Chọn mục Test Procerdures => Secondary ignition => Full adaptation.

B4 : Đề máy cho động cơ hoạt động và xem kết quả trên màn hình

Hình 1.2.2.2c: Màn hình kết quả kiểm tra đánh lửa thứ cấp.

Một phần của tài liệu Bài 1 chẩn đoán bằng FSA 740 ( BOSCH) (Trang 33 - 40)