Herbert Spencer (1820-1903)
Herbert Spencer là nhà triết học và xã hội học người Anh, được giới triết học xem là cha đẻ của triết học tiến hoá, là một trong những người đầu tiên cho sự ra đời của xã hội học. Ông phản bác sự phân chia khoa học thành khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội (các khoa học về sự sống và các khoa học về con người). Ông đã xác định một cách có hệ thống các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong xã hội học- kiểm sốt xã hội, chính trị, tơn giáo, gia đình, sự phân tầng, cộng đồng và xã hội học tri thức. Spencer có cái nhìn hữu cơ (organismic) về bản chất của xã hội. Ông coi xã hội như một cơ thể sống, mỗi cơ quan, bộ phận thực hiện một chức năng cụ thể.
Do ảnh hưởng thuyết tiến hố của Darwin (1809-1882), ơng đưa ra quan điểm tiến hố xã hội. Theo ơng, chỉ có các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với mơi trường xung quanh thì mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn, “survival of the fittest”. Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy luật.
Ông cho rằng, nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là ngun lý tiến hố. Các xã hội lồi người phát triển tuân theo những quy luật tiến hoá từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chun mơn hố thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên mơn hố cao, có sự liên kết bền vững và ổn định.
Tương quan giữa xã hội loài người và các cơ thể sinh học là điểm then chốt trong quan điểm tiến hóa sinh vật học áp dụng cho đời sống xã hội: Xã hội, cũng y như cơ thể sinh vật học, trong phần lớn quãng thời gian tồn
tại của mình ln lớn lên, tăng dung lượng.
Cấu trúc xã hội ngày càng phức tạp, y như cấu trúc cơ thể trong q trình tiến hóa sinh học.
Trong cơ thể sinh học cũng như cơ thể xã hội, sự phân hóa cấu trúc gắn liền với sự phân hóa chức năng.
Q trình phân hóa xã hội kèm theo sự phát triển những tác động qua lại giữa các cơ cấu và chức năng.
Trong xã hội, cũng như trong cơ thể, ngay khi đời sống của tồn thể bị xóa bỏ, những bộ phận hợp thành riêng lẻ có thể vẫn tồn tại trong một thời gian nào đó.
Các hiện tượng chỉ là bộ phận của q trình tiến hóa chung diễn ra như nhau trong tự nhiên và xã hội. Bất kỳ quá trình phát triển nào cũng bao gồm hai mặt liên kết và phân hóa; gia tăng số lượng kéo theo sự phân hóa về chức năng và cơ cấu. Trong các xã hội nguyên thủy, đơn vị và chức năng xã hội phân hóa ít, một đơn vị có thể làm nhiều chức năng khác nhau và cùng một chức năng do nhiều đơn vị thực hiện. Phân công lao động là cơ chế phát triển xã hội và nó địi hỏi một cơ cấu quản lý đảm bảo hoạt động của các đơn vị xã hội.