Hình thái của thân Các bộ phận của thân

Một phần của tài liệu Thực vật (Trang 25 - 30)

- Thân cây là một bộ phận trên cơ thể thực vật bậc cao Thân cây chuyển tiếp giữa gốc 

1. Hình thái của thân Các bộ phận của thân

thân1.1. Các bộ phận của thân

- Chồi ngọn: trên ngọn thân có một đoạn hình nón gọi là chồi ngọn. Chồi ngọn gồm nhiều mầm lá non úp lên nhau, che chở cho mơ phân sinh ngọn ở phía trong.

- Chồi nách: ở nách lá dọc thân có nhiều chồi nhỏ có cấu tạo giống như chồi ngọn, gọi là chồi nách. Các chồi này sẽ phát triển thành cành hoặc hoa.

- Chồi phụ: là những chồi bất thường, chúng xuất hiện trên thân chính, cành hoặc rễ bị chặt ngang. Các chồi này sẽ phát triển thành thân hoặc cành mới. Người ta thường lợi dụng chồi này để tiến hành sinh sản sinh dưỡng cho cây, tái sinh lại rừng.

- Mấu và gióng: chỗ lá đính vào thân dưới chồi nách gọi là mấu, khoảng cách giữa 2 mấu liên tiếp gọi là gióng. Gióng ở phía ngọn có thể tiếp tục dài thêm, cịn các gióng ở phía dưới sau khi đạt đến một độ dài nhất định, tùy theo từng loại cây sẽ không dài thêm nữa.

- Cành phát triển từ chồi nách của thân chính là cành bên. Các chồi nách của cành bên phát triển thành cành tiếp theo, cuối cùng tạo thành tán cây.

1.2. Các dạng thân

- Thân gỗ: lá thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân nhánh ở một chiều cao nhất định so với mặt đất. (VD: cây bàng, cây ổi,…) - Thân bụi: là thân gỗ sống lâu năm nhưng thân chính khơng phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngày từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4m. (VD: cây sim, mua,…)

- Thân nửa bụi: là cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên khơng hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kì dinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ mọc ra những chồi mới và q trình đó được lặp lại hằng năm như cỏ lào, xương sông,…

- Thân cỏ: là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân khơng lớn được. Thân cỏ có nhiều loại: thân một năm (VD: lúa, xà lách,..), hai năm (VD:

cà rốt,…) hay nhiều năm (VD: cỏ gà, cỏ gừng,…)

(Thân hai năm) (Thân nhiều năm) (Thân một năm)

1.3. Các loại thân trong khơng khí

- Thân đứng: cỏ thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vng, gặp ở hầu hết các thân gỗ và ruột phần cây thân cò. (VD: cây đa, cây cau,…)

- Thân bị: cây khơng đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được nên phải bò sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất thường mọc thêm rễ phụ để lấy thêm nước và muối khoáng cho cây. (VD: cây rau má,…)

- Thân leo: là cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc giàn dể tự vươn cao. (VD: bí, mướp, cây hoa giấy,…)

1.4. Biến dạng của thân

- Thân củ: là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chất dinh dưỡng. Thân củ khác với rễ củ ở chỗ nó khơng có chóp, rễ bên, lơng hút, trên thân mang các sẹo lá ở đó có các chồi nách. (VD: khoai tây, su hào,…)

- Thân rễ: là loại thân ngầm dưới đất mà bề ngồi trơng giống như rễ, chứa chất dự trữ. Thân rễ khác với rễ ở chỗ khơng có chóp rễ, nhưng có những lá mỏng hình vẩy màu nâu hoặc màu nhạt như củ gừng, củ riềng, củ dong,…

- Thân mọng nước: một số loài cây sống nơi khô hạn, thân thường dày lên do mô chứa nước phát triển, thân có diệp lúc làm nhiệm vụ quang hợp. (VD: xương rồng,…)

- Giò thân: là phần thân cây dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá và từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới. Phổ biến ở nhiều loại phong lan

- Thân hành: có hình quả lê hoặc hình cầu dẹt gồm các bẹ lá xếp úng lên nhau chứa chất dự trữ gọi là vảy hành xếp bao xung quanh. Nách các vảy hành có chồi nách, từ đó có thể phát triển thành các cây hành con. (VD: hành, tỏi, hẹ, thủy tiên,..)

Một phần của tài liệu Thực vật (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(88 trang)