Các bước lắp ráp lắp ráp

Một phần của tài liệu LAP RAP SUA CHUA MAY TINH (Trang 77)

Chương 7 : Lắp ráp máy tính

2. Các bước lắp ráp lắp ráp

2.1. Chọn thiết bị

Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn khơng đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn định, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc.

Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố: - Mục đích sử dụng máy tính - Tính tương thích của thiết bị

2.1.1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng

Máy tính sử dụng cho các cơng việc đồ hoạ như + Vẽ thiết kế

+ Xử lý ảnh + Chơi Game 3D + Tạo phim hoạt hình.

Cần thiết phải sử dụng cấu hình:

+ Chíp Core 2 Dual tốc độ từ 3.0 GHz trở lên (hoặc Core Quad). + Bộ nhớ RAM từ 4GB trở lên

+ Mainboard hỗ trợ Card video rời

+ Card video 16x với bộ nhớ GDDR3 1GB trở lên. + Ổ cứng từ 500GB trở lên.

Máy tính sử dụng cho các cơng việc văn phịng như + Soạn thảo văn bản

+ Học tập

+ Truy cập Internet + Nghe nhạc, xem phim. + Các cơng việc khác Có thể sử dụng cấu hình

+ Chíp Celeron hoặc Pentium Dual Core + Bộ nhớ RAM từ 1GB trở xuống

+ Mainboard có Card video Onboard + Ổ cứng từ 80G trở xuống.

2.1.2. Tính tương thích khi chọn thiết bị

Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, bạn phải chọn đồng bộ nếu khơng có thể chúng sẽ khơng hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là: + Mainboard

+ CPU

+ Bộ nhớ RAM

Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau:

- Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng.

- Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ. - Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU.

2.2. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính

Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau:

- Case (Hộp máy): Case là thùng máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng

mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có cơng suất thực > = 350W (Nên chọn các bộ nguồn chính hãng như Acbel, CoolMaster,…)

- Mainboard: Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm. Mainboard

nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigabyte, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel. Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của RAM.

- CPU: Chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và CPU đó phải có tốc độ

đảm bảo với u cầu cơng việc của khách hàng.

- RAM: Chọn RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc của khách hàng,

cịn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU.

- Đĩa cứng: Nên chọn đĩa cứng có dung lượng tối thiểu 80GB, bộ đệm 8MB, tốc độ

quay 5400rpm trở lên của các hãng nổi tiếng như Seagate, western Digital,... Lưu ý: Không nên dùng ổ quá lớn trong khi dung lượng sử dụng quá ít.

- Ổ DVDROM: Bạn có thể lắp hay khơng lắp ổ DVDROM đều được, nhưng khi

muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó.

- Card âm thanh: Nếu Mainboard bạn chọn mà khơng có Card sound on board thì

- Loa: Bạn có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa đó có bộ khuếch

đại cơng suất âm tần ở trong.

- Card màn hình: Nếu như Mainboard chưa có Card Video on board thì bạn cần phải

lắp thêm Card Video rời, dung lượng RAM trên Card video càng lớn thì cho phép bạn xử lý được các bức ảnh đẹp hơn và khi chơi Game ảnh không bị giật.

2.3. Các bước tiến hành

+ Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard: Lắp CPU và RAM vào Mainboard từ bên ngồi.

+ Lắp Mainboard (đã có CPU và RAM) vào hộp máy, cần chú ý các chân ốc nếu bắt sai các chân ốc có thể làm chập điện hỏng Mainboard hoặc đứt mạch in trên Mainboard.

+ Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc nguồn, công tắc Reset, đèn báo nguồn, báo ổ cứng và loa vào Mainboard theo hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển hướng dẫn đi theo Mainboard.

+ Gắn Card Video vào (nếu Mainboard chưa có Card onboard)

+ Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn phím, chuột vào máy, cấp điện nguồn và bật công tắc => Nếu sau vài giây bật cơng tắc có một tiếng bíp và màn hình xuất hiện các dịng chữ (phiên bản BIOS - như hình dưới) là quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy.

+ Sau khi báo lên phiên bản BIOS bạn tắt điện và lắp tiếp ổ cứng và ổ DVD ROM vào máy, khi lắp ổ cứng và ổ DVD Rom bạn lưu ý:

- Nên lắp mỗi ổ trên một sợi cáp riêng nhằm đảm bảo cho máy đạt tốc độ cao hơn, khi lắp như vậy ta không cần thiết lập Jumper.

- Trường hợp bắt buộc phải lắp 2 ổ trên một cáp thì bạn cần thiết lập Jumper cho một ổ là Master ổ kia là Slave, bạn có thể lắp mơt ổ cứng và một ổ CD Rom trên cùng một cáp hoặc 2 ổ cứng trên cùng một cáp.

- Cáp tín hiệu chia làm 2 đoạn thì lắp đoạn dài hơn về phía Mainboard. - Thiết lập cấu hình cho máy

4.6. Cách cắm CPU vào Mainboard và thiết lập thơng số

Ở đây nêu quy trình lắp ráp CPU Intel Socket LGA755

Lưu ý: Đeo vào cổ tay một chiếc vòng chống sốc tĩnh điện (electrostatic wrist strap). Nếu khơng có sẵn vịng chống tĩnh điện, ta có thể tự xả tĩnh điện (electrostatically discharged) bằng cách chạm tay vào phần vỏ kim loại của bộ nguồn CPU đang gắn trong thùng máy.

+ Bước 1: Mở chiếc nắp kim loại của socket bằng cách dùng tay nhấn nhẹ phần đầu

của thanh địn bẩy hình chữ J để nó ra khỏi khớp gài rồi kéo nó hết cỡ về phía sau.

Hình 7.3 Socket LGA775 Hình 7.4 Socket LGA775 sau khi đã được gỡ nắp nhựa bảo vệ

Hình 7.5 Mở nắp kim loại Socket LGA775

+ Bước 2: Dùng hai ngón tay cầm hai cạnh của CPU và đặt nhẹ nhàng xuống socket.

Chú ý đặt đúng chiều.

+ Bước 3: Đóng chiếc nắp kim loại của socket lại như cũ. Dùng một ngón tay giữ

phần đầu của nắp đậy rồi điều chỉnh thanh đòn bẩy cho cái ngàm của nó ăn gọn lên phần mấu của nắp đậy. Sau đó, bạn gài thanh địn bẩy vào chốt khóa của nó bằng cách đẩy nó về phía trước, khi tới gần cuối thì hơi dịch ra ngồi một chút xíu rồi nhấn nhẹ xuống và kéo nó gài vào chốt. Bây giờ, ta gắn quạt cho CPU.

Hình 7.6 Gắn CPU vào socket LGA775

+ Bước 4: Khi mua CPU Socket LGA775 nguyên hộp, bạn sẽ có sẵn một chiếc quạt

CPU của Intel. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng quạt LGA775 của một hãng thứ ba. Ở đây, ta gắn quạt của một hãng thứ ba nhưng có hình thức giống hệt quạt Intel gốc.

Hình 7.7 Quạt CPU

+ Bước 5: Đặt quạt lên khu vực socket CPU sao cho tất cả mũi 4 chân quạt (phần

nhựa trắng) đều lọt gọn vào trong 4 chiếc lỗ trên mainboard. Dùng hai ngón tay cái nhấn mạnh theo chiều thẳng đứng lên hai đầu chân cắm ở hai phía đối diện nhau cho tới khi nào nghe có tiếng “cạch” một cái báo hiệu chân đã được khóa hồn tồn. Sau đó đóng khóa cùng một lúc hai chân đối diện để tránh tình trạng một bên chịu áp lực quá lớn gây tổn hại cho CPU và socket. Xong hai chân khóa này, bạn tiến hành đóng khóa hai chân cịn lại.

Hình 7.8 Chân khóa quạt LGA775 đã được khóa chính xác.

+ Bước 6: Sau khi gắn quạt, gắn đầu cắm nguồn của quạt vào chân cắm quạt CPU

(thường ghi là CPU_FAN). Chọn đúng khớp.

Hình 7.9 Cắm nguồn quạt vào chân cắm quạt. 3. Đấu nối thiết bị ngoại vi

Thiết bị ngoại vi là những công cụ được liên kết với Mainboard thông qua cổng giao tiếp để tạo nên một bộ máy tính hồn chỉnh. Đối với cách thức giao tiếp ở trên máy tính thì có nhiều kiểu dáng khác nhau để bạn có thể thực hiện cắm giao tiếp một cách đơn giản vì mỗi loại thiết bị ngoại vi đều có chuẩn chân cắm đặc trưng.

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ, việc kết nối máy tính, laptop với tivi, máy chiếu khơng cịn là điều gì đó xa lạ như trước, sử dụng cáp HDMI với thiết bị hỗ trợ chuẩn cổng HDMI là các bạn có thể kết nối laptop với tivi để thưởng

thức video bao gồm cả âm thanh trên màn hình máy tính thay vì màn hình laptop bé xíu như trước đây.

Kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi như: Chuột, bàn phím, USB, cổng mạng, ... giúp bạn có thể tạo nên chiếc máy tính hồn hảo, đầy đủ phụ kiện để phục vụ cơng việc cũng như học tập.

3.1. Cổng giao tiếp nguồn điện máy tính

Hình 7.10 Cổng giao tiếp nguồn.

Với loại cổng này được cấu tạo một đầu cắm vào nguồi điện 220V gồm 2 chân còn đàu kia cắm vào nguồn máy gồm 3 chân. Đây là công giao tiếp chuyên cung cấp năng lượng điện cho cả hệ thống máy tính.

Hình 7.11 Cổng giao tiếp chuột và bàn phím.

Với cổng có màu Tím để kết nối với Bàn phím (Keyboard) loại đầu trịn (PS/2) và cổng có màu Xanh Lá dùng để kết nối với Chuột (Mouse) loại đầu tròn (PS/2). Khi cắm vào Main thì phải quan sát kỹ để cắm đúng chiều để tránh làm cong hoặc gãy chân của đầu cắm. Với nhiệm vụ chính là thực hiện các thao tác click chọn và gõ số, chữ ký tự diễn ra thông suốt.

3.3. Cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi chuẩn USB

Đây là một cổng rất đa năng vì có thể để kết nối với chuột, bàn phím, máy quét, thiết bị nhớ di động... với số lượng tùy vào cấu tạo Main nhưng chủ yếu là 3 hoặc 5 ổ trên một Main.

3.4. Cổng giao tiếp PARALLEL (cổng song song)

Hình 7.13 Cổng giao tiếp PARALLEL.

Với cổng kết nối loại này thì được dùng cho máy in, máy quét hình, tuy nhiên với các đời máy mới thì cổng loại này khơng cịn tích hợp trên Main mà thay vào đó là cổng kết nối chuẩn USB.

3.5. Cổng giao tiếp Firewire

Hình 7.14 Cổng giao tiếp Firewire.

Với loại cổng loại này thì thường dùng cho kết nối với máy ảnh, camera, thiết bị di động.... nhưng chỉ một số loại Mainboard vẫn còn dùng loại này.

3.6. Cổng giao tiếp mạng nội bộ (Ethernet, LAN)

Hình 7.15 Cổng giao tiếp mạng nội bộ.

Với loại cổng hiện nay thì được cấu tạo gồm 2 đầu giống nhau có 8 chân, một đầu đi vào Modem ADSL, Router và đầu kia đi vào Mainboard có nhiệm vụ truyền dữ liệu để truy cập được Internet..

3.7. Cổng giao tiếp thiết bị âm thanh (audio)

Hình 7.16 Cổng giao tiếp thiết bị âm thanh.

Với nhiệm vụ chính của cổng giao tiếp loại này là dữ liệu âm thanh đến các thiết bị và được phần chức năng như sau :

- Cổng màu xanh lá là truyền âm thanh ra - kết nối với loa (Speaker) hoặc tai nghe (Headphone).

- Cổng màu xanh da trời dùng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết bị bên ngồi vào máy vi tính nhưng với cổng loại này thì thường loại bỏ ra khỏi Mainboard.

3.8. Cổng giao tiếp với màn hình chuẩn VGA

Hình 7.17 Cổng giao tiếp VGA.

Cổng loại này thường dùng kết nối với màn hình Monitor để có thể hiển thị thơng tin

3.9. Cổng kết nối với màn hình chuẩn DVI

Hình 7.18 Cổng giao tiếp chuẩn DVI.

Cổng loại này thường dùng kết nối với các thiết bị sử dụng giao tiếp DVI như màn hình LCD, máy chiếu và thiết bị hỗ trợ khác.

Chương 8: Sửa chữa một số hư hỏng máy tínhGiới thiệu: Giới thiệu:

Mục tiêu:

Học sinh biết chuẩn đốn một số hư hỏng thường gặp trên máy tính, biết sửa chữa, thay thế để máy vận hành tốt.

Nội dung chính: 1. Chuẩn bị

- Một bộ tuốc vít - Đèn bàn có kính lúp

Hình 8.1 Bộ tuốc vít và đồng hồ số

- Đồng hồ vạn năng và đồng hồ số: Đồng hồ vạn năng dùng để đo trở kháng, đo điện

Hình 8.2 Đồng hồ vạn năng Quy trình vạn năng để chẩn đốn và giải quyết sự cố PC

Hình 8.3 Quy trình vạn năng chẩn đốn và giải quyết sự cố PC

1.1. Xác định rõ các triệu chứng

Thường xuyên ghi chép chi tiết các triệu chứng và sự việc sẽ giúp tập trung vào những công việc sát sườn, tránh sa đà vào những vấn đề không liên quan.

1.2. Nhận diện và cô lập vấn đề

- Trước khi cô lập vấn đề vào trong một thành phần cứng nào đó, phải chắc rằng chính thiết bị đó đang gây ra vấn đề.

- Khi đã nhận diện xong khu vực có khả năng có vấn đề, có thể bắt đầu q trình sửa chữa thực sự và chuyển sang làm việc với bộ phận nghi ngờ.

1.3. Thay thế các thành phần lắp ghép

- Nên thay thế toàn bộ một thành phần hơn là cố gắng sửa từng bộ phận của nó.

- Chọn đúng mã số thành phần (part number) của nhà sản xuất đối với thành phần phần cứng cần thay thế.

1.4. Thử nghiệm lại

- Ráp máy trở lại một cách cẩn thận trước khi thử nghiệm.

- Nếu các triệu chứng hỏng hóc vẫn cịn, đánh giá lại các triệu chứng ấy và thu hẹp vấn đề vào một thành phần khác của máy đến khi có thể xác nhận rằng các triệu chứng kia đã khơng cịn nữa trong hoạt động thực tế, mới có thể đưa máy vào làm việc trở lại như cũ.

2. Hư hỏng nguồn

Chẩn đoán bệnh của bộ nguồn

Xác định triệu chứng

Nhận diện và cơ lập vị trí

Sửa chữa và thay thế

Thử nghiệm Giải quyết

Bộ nguồn khơng hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống Mass (chập dây xanh lá vào dây đen) nhưng quạt vẫn khơng quay.

Hình 8.4 Chập dây xanh lá vào dây đen

Các bước kiểm tra: - Nối dây nguồn

- Nối chân 14 (màu xanh lá cây với chân 15 hoặc 16 hoặc 17 (màu đen)) - Kiểm tra xem thử quạt quay chưa?

Nguyên nhân:

- Chập một trong các đèn cơng suất => nổ cầu chì, mất nguồn 300V đầu vào. - Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng

nguồn cấp trước khơng hoạt động, khơng có điện áp 5V STB

- Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính khơng hoạt động.

3. Hư hỏng Ram

Một số biểu hiện khi RAM hỏng

- Bật máy tính có 3 tiếng bít dài, khơng lên màn hình. Lưu ý: Lỗi Card Video cũng có

các tiếng bíp nhưng thơng thường là một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn.

Nguyên nhân:

- RAM bị hỏng

- RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt - RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus

- Tháo RAM ra ngoài, vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại

- Thay thử một thanh RAM mới (lưu ý phải thanh RAM có Bus được Mainboard hỗ trợ). Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử Card Video khác.

Lưu ý: Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là

RAM và Card Video đã bình thường.

4. Hư hỏng Mainboard

4.1. Phương pháp kiểm tra Mainboard

4.1.1. Các bước thực hiện

+ Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom, các Card mở rộng và thanh RAM ra khỏi Mainboard, chỉ để lại CPU trên Mainboard.

+ Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau:

- Biểu hiện 1: Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng bip dài ở loa => Điều

Một phần của tài liệu LAP RAP SUA CHUA MAY TINH (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w