Kiểm tra Mainboard bằng card test Main

Một phần của tài liệu LAP RAP SUA CHUA MAY TINH (Trang 90)

Chương 8 : Sửa chữa một số hư hỏng máy tính

4. Hư hỏng Mainboard

4.2. Kiểm tra Mainboard bằng card test Main

Ở trên là các bước giúp xác định là hư hỏng do Mainboard hay linh kiện khác của máy nhưng chưa xác định được là hỏng cái gì trên Mainboard, để làm được điều này bạn hãy sử dụng phương pháp kiểm tra Mainboard bằng Card Test Mainboard:

- Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng. Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra Mainboard

- Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì trên Mainboard

Các bước tiến hành kiểm tra Mainboard bằng card Test Main Bước 1: Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard

+ Chuẩn bị Mainboard nghi hỏng để kiểm tra. Dùng một bộ nguồn tốt để thử, Dùng CPU tốt để thử.

+ Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard. Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện sau:

- Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa. - Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường.

- Quạt nguồn và quạt CPU khơng quay hoặc các quạt quay nhưng khơng có tiếng bíp ở loa.

- Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác định rõ hơn bạn dùng Card Test Main để kiểm tra.

Bước 2: Kiểm tra Mainboard bằng Card Test Mainboard.

Hình 8.5 Card kiểm tra lỗi Mainboard

+ Cắm Card Test Main vào khe PCI để kiểm tra.

+ Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị bởi các đèn Led hoặc đồng hồ báo số theo kiểu số Hecxa (hệ 16).

Hình 8.6 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Chú thích các đèn Led

+ 5V: Báo có điện áp + 5V: Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này khơng sáng thì do chập đường nguồn +5V trên Mainboard.

3,3V: Báo có điện áp 3,3V (Tương tự đường 5V).

- 12V: Báo có điện áp - 12V: Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này khơng sáng thì do chập đường nguồn - 12V trên Mainboard.

+ 12V: Báo có điện áp + 12V (Tương tự đường - 12V)

RST: Báo tín hiệu Reset: Đèn này chỉ chớp sáng rồi tắt khi ta bấm nút Reset.

OSC: Báo tín hiệu dao động của CPU, nếu đèn này không sáng nghĩa là CPU không hoạt động.

BIOS: Đèn báo BIOS: đèn này không sáng nghĩa là CPU không đọc dữ liệu trên BIOS hoặc BIOS hỏng.

CLK: Đèn báo xung Clock của Mainboard, đèn này sáng thường xuyên kể cả khi khơng có RAM và CPU, nếu đèn này khơng sáng nghĩa là Chipset trên Mainboard không hoạt động.

Các bước thực hiện kiểm tra Mainboard

- Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU.

- Cắm Card Test Main vào khe PCI (Vì khe này có 2 múi nên ta khơng thể cắm ngược) - Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power (Đấu dây Power vào đúng vị trí - xem chỉ dẫn trên Mainboard)

- Lúc này chỉ có dãy đèn Led sáng, dựa vào các đèn Led cho ta biết tình trạng Mainboard như sau:

Hình 8.7 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Trạng thái chập nguồn hoặc Chipset khơng hoạt động .

Hình 8.9 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Nếu Mainboard kiểm tra ở trạng thái bình thường, ta lắp CPU và RAM vào và bật nguồn kiểm tra lại.

Hình 8.10 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Hình 8.11 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

Hình 3.21 Đèn BIOS và OSC khơng sáng cho thấy CPU chưa hoạt động, nếu đã thay

CPU tốt thì hư hỏng do mạch ổn áp nguồn cho CPU, hoặc thiết lập sai tốc độ BUS cho CPU.

Hình 8.12 Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra 4.3. Bảng các mã lỗi bip thông dụng

Tiếng bip là thông báo mã hố chứa đựng thơng tin kết quả của q trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power- On-Self-Test).

Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Ở đây chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI.

4.3.1. Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn khơng thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu khơng thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thơng báo lỗi trên màn hình khơng. Nếu khơng có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu khơng thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím khơng hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng khơng cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình khơng hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác. 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu khơng thì phải thay RAM khác

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Khơng test được video. Cắm lại card màn hình. BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

4.3.2. Mơ tả mã lỗi chẩn đốn POST của BIOS PHOENIX

1-1-3: Máy tính của bạn khơng thể đọc được thơng tin cấu hình lưu trong CMOS. 1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng. 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-2: Xem lại RAM.

2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.

3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.

3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn khơng tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn khơng hoạt động. 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì khơng. Nếu khơng thì mainboard có vấn đề.

4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu khơng tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ. 4-3-2: Xem 4-3-1. 4-3-3: Xem 4-3-1.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được khơng. Nếu khơng, bạn phải tìm jumper để vơ hiệu hố cổng nối tiếp này. 4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay. 1-1-2: Mainboard có vấn đề.

1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

5. Hư hỏng Chip CPU

Thường thì CPU rất khó hư, bước kiểm tra này dành cho trường hợp bạn vừa mới thay CPU mới hoặc Mainboard mới vào hệ thống. Tháo tản nhiệt ra và kiểm tra xem mình đã lắp CPU đúng cách chưa? Nếu CPU bị kênh hoặc tiếp xúc không tốt sẽ khiến cho hệ thống không thể khởi động được. Sau khi chắc chắn rằng CPU đã được lắp đúng cách, bạn nhớ lắp tản nhiệt vào lại và đảm bảo rằng đã cắm dây điện cho quạt của tản nhiệt.

Tản nhiệt không gắn sát hoặc quạt không quay cũng có thể gây ra tình trạng máy khơng khởi động.Nếu quạt khơng quay thì bạn nên thay một chiếc quạt khác hoặc thay hẳn một bộ tản nhiệt khác để đảm bảo CPU của bạn hoạt động ổn định.

6. Hư hỏng ổ đĩa cứng

Hiện tượng 1: Khi ta khởi động máy tính, sau khi báo phiên bản BIOS thì quá trình

khởi động dừng lại ở dịng chữ:

Hình 8.14 Jumper thiết lập cho ổ là Master (MS) hay Slave (SL) nằm giữa Zắc cắm nguồn và Zắc tín hiệu

Detecting IDE Secondary Slave ... None (Đang dị tìm ổ đĩa trên khe IDE thứ nhì ....báo None.

Kiểm tra:

+ Kiểm tra lại đầu cắm dây cấp nguồn cho ổ đĩa.

+ Nếu có 2 ổ đĩa cắm chung dây cáp tín hiệu thì tạm tháo dây cáp tín hiệu ra khỏi ổ đĩa CD

Rom hoặc đĩa cứng cịn lại . Sau đó thử lại. Lưu ý: nếu có 2 ổ đĩa cắm chung một dây cáp tín hiệu thì chú ý Jumper ta phải thiết lập một ổ là Master (MS) và một ổ là Slave (SL).

+ Thay thử dây cáp tín hiệu, sau đó thử lại.

Hình 8.15 Chiều đấu dây cáp tín hiệu giữa ổ và máy

Nếu đã làm các thao tác trên mà khơng được thì ta phải thay một ổ cứng khác.

Biểu hiện: Trong quá trình khởi động, máy dừng lại và đưa ra thông báo lỗi như sau:

Invalid System Disk. Replace the disk, and then press any key

(Hệ thống đĩa bị hỏng .Thay đĩa khác, sau đó bấm phím bất kỳ)

Nguyên nhân:

- Đĩa bị lỗi hệ điều hành

- Đĩa bị hỏng các Sector khởi động trên track số 1(ngoài cùng) - Đĩa bị bad (sước trên bề mặt đĩa)

Khắc phục:

Với máy cài Win XP thì dùng đĩa cài đặt lại, trong quá trình cài đặt ta chia lại ổ đĩa và Format với định dạng FAT32 hoặc NTFS

Nếu trong quá trình cài đặt báo lỗi và khơng thể cài đặt được thì bạn dùng chương trình SCANDISK (Xem ở phần sau) ở trong đĩa cứu hộ Hiren boot để kiểm tra bề mặt đĩa xem có bị Bad khơng ?

Hiện tượng 3: Khi cài hệ điều hành thì báo lỗi và quá trình cài đặt bị gián đoạn Nguyên nhân:

- Ổ đĩa cứng bị Bad

- Ổ CD Rom mắt đọc kém hoặc đĩa cài đặt bị sước.

- Lắp 2 thanh RAM không cùng chủng loại, gây xung đột. - Các Card mở rộng cắm thêm gây xung đột phần cứng.

Khắc phục:

- Dùng một ổ CD Rom tốt và một đĩa CD mới để cài đặt. - Sử dụng đĩa cứu hộ Hiren’s Boot để kiểm tra bề mặt đĩa.

- Nếu bề mặt đĩa khơng có vấn đề thì bạn cần kiểm tra lại RAM và các Card mở rộng.

7. Hư hỏng màn hình

Hiện tượng: Khi bật máy lên màn hình khơng chịu làm việc (màn hình trống với

một màu đen thui, khơng có con trỏ) hoặc có hoạt động nhưng màu sắc bị sai lệch

Khắc phục:

- Kiểm tra xem đầu cắm nguồn có bị lỏng lẻo khơng (cả đầu cắm với nguồn điện nhà hay với bộ nguồn của máy tính và đầu cắm vào màn hình).

- Kiểm tra xem ổ điện nhà có tốt khơng (cắm đèn vào ổ xem có sáng lên không).

- Kiểm tra đầu cắm cáp dữ liệu của màn hình xem có chân nào bị cong hay bị đẩy thụt vào bên trong khơng. Có thể có một số chân bị bỏ trống, điều đó cũng bình thường chứ

khơng phải đầu cáp bị hư. Màn hình khơng sử dụng hết tất cả các chân trong một đầu cắm DB15. Nếu có chân nào bị cong, bạn có thể sử dụng một cây nhíp nhỏ để uốn thẳng lại.

- Một vấn đề thường gặp đối với màn hình là sự cố của chức năng tiết kiệm năng lượng, thường được điều khiển bằng một rờ le. Thơng thường, ta có thể khắc phục bằng cách bật tắt cơng tắc nguồn của màn hình lặp đi lặp lại vài lần hay nhấn và giữ nó một lát rồi thả ra và nhấn lại.

- Hoặc có thể là do máy tính. Thử máy tính với một màn hình khác hoặc thử màn hình với một máy tính khác để xác định vấn đề là do đâu.

- Hoặc thử tháo vỏ máy ra và cắm lại card màn hình. Nếu có một card màn hình AGP, hãy dời bất kỳ card mở rộng nào khác (card âm thanh, card mạng, card modem...) trong khe cắm PCI bên cạnh khe cắm AGP sang một khe cắm PCI khác. Khe cắm đó thường dùng chung một đường ngắt với khe cắm AGP.

- Thử một card màn hình khác.

- Thơng thường nếu card màn hình hay màn hình bị hư ta sẽ nghe các mã hiệu báo lỗi bằng các tiếng bíp. Nếu màn hình khơng có tín hiệu từ máy tính và bạn cũng khơng nghe được tiếng bíp, nên kiểm tra và cắm lại các thanh RAM.

- Thử khởi động máy với cấu hình tối thiểu: Bo mạch chủ (có nối với loa máy để có thể nghe được tiếng bíp nếu có lỗi ở card màn hình hay màn hình), CPU, bộ nhớ RAM và card màn hình.

8. Câu hỏi và bài tập cuối chương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS Huỳnh Trọng Đức (Chủ biên), ThS Huỳnh Nguyễn Thành Luân, KS Phạm Đăng Khoa, Giáo trình mơn học lắp ráp và cài đặt máy tính Trường Cao

đẳng Cơng thương TP.HCM, năm 2013.

2. Giáo trình an tồn và bảo trì hệ thống Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế,

năm 2009.

Một phần của tài liệu LAP RAP SUA CHUA MAY TINH (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w