Cacbon/epoxy được xét trong luận án, khi mức nước H/L=0.25, tần số dao động tự do đầu tiên giảm khoảng 5% nhưng khi trụ chứa đầy nước tần số này giảm khoảng 46%. Với vỏ trụ Composite sợi thủy tinh/ nhựa Polyester chứa đầy nước, tần số trên giảm đến 72%.
+ Khi vỏ trụ Composite lớp chứa nước, ảnh hưởng của các thông số hình học vỏ trụ, số lớp vật liệu đến tần số dao động tự do cũng được xét đến.
+ Tương tự, khi vỏ nón cụt Composite sợi thủy/epoxy chứa đầy nước, tần số dao động đầu tiên giảm 39.86%, nhưng với vỏ nón cụt thủy tinh/polyester thì tần số trên giảm 76% so với các nón cụt khô.
3. Về nghiên cứu thực nghiệm:
Các thí nghiệm đo dao động tự do của các mẫu tự chế tạo dạng trụ tròn và nón cụt với các thông số hình học khác nhau làm bằng vật liệu Composite sợi thủy tinh/ nền polyester không no, cấu hình [0o/90o/0o/90o], ngàm một đầu, đầu kia tự do, chứa các mức nước khác nhau được tiến hành và xử lý nghiêm túc. Các kết quả thí nghiệm khá sát với kết quả tính bằng PTLT (sai lệch trung bình trên dưới 10%). Các kết quả thí nghiệm cũng khẳng định rằng: mực nước chứa trong các vỏ trụ và vỏ nón cụt Composite thủy tinh/polyester đã làm giảm mạnh tần số dao động riêng của kết cấu ướt so với kết cấu khô. Với ba mẫu trụ tròn Composite có độ dài khác nhau, khi chứa đầy nước tần số dao động đầu tiên giảm khoảng 75% so với trụ khô; trong khi đó, tần số dao động đầu tiên của ba mẫu nón cụt chứa đầy nước giảm khoảng 70% so với nón cụt khô. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm là mới, tin cậy và những dữ liệu tốt để so sánh với các kết quả tính toán số khác.
Những kết quả nghiên cứu định lượng về dao động của tấm và vỏ tròn xoay Composite lớp có xét đến tương tác với chất lỏng ở trên đã khẳng định rõ ảnh hưởng của môi trường chất lỏng đến dao động tự do của kết cấu Composite khảo sát. Rõ ràng, không thể bỏ qua ảnh hưởng này mà còn phải đặc biệt chú ý trong tính toán, thiết kế và chế tạo các kết cấu Composite làm việc trong các môi trường chất lỏng.
Kiến nghị:
Trên cơ sở các nội dung và các kết quả nghiên cứu đã trình bày, có thể đề xuất một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu xây dựng thuật toán bằng phương pháp phần tử liên tục và viết chương trình cho các bài toán dao động tự do của các dạng kết cấu Composite có hình dạng khác nhau: tấm xiên, vỏ cầu, vỏ có độ cong bất kỳ, kết cấu Composite có gân gia cường v.v… tương tác với chất lỏng.
+ Phát triển thuật toán bằng phương pháp phần tử liên tục cho bài toán dao động tự do của tấm và vỏ làm bằng vật liệu Comoposite Sandwich và Composite FGM tương tác với chất lỏng và đặt trên nền đàn hồi.
+ Dao động của kết cấu Composite với chất lỏng nén được, với chất lỏng động.
Hƣớng nghiên cứu phát triển của luận án
Trên cơ sở các nội dung và các kết quả nghiên cứu đã trình bày, có thể đề xuất một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu xây dựng thuật toán bằng phương pháp phần tử liên tục và viết chương trình cho các bài toán dao động tự do của các dạng kết cấu Composite có hình dạng khác nhau: tấm xiên, vỏ cầu, vỏ có độ cong bất kỳ, kết cấu Composite có gân gia cường v.v… tương tác với chất lỏng.
+ Phát triển thuật toán bằng phương pháp phần tử liên tục cho bài toán dao động tự do của tấm và vỏ làm bằng vật liệu Comoposite Sandwich và Composite FGM tương tác với chất lỏng và đặt trên nền đàn hồi.