KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dao động của kết cấu tấm và vỏ composite có tính đến tương tác với chất lỏng ( thông tin đưa lên mạng) (Trang 26 - 27)

Từ các kết quả đã trình bày trong tất cả các chương của luận án, một số kết luận được rút ra như sau:  Một số kết quả mới:

1. Dựa trên lý thuyết tấm bậc nhất của Reissner-Mindlin, bằng phương pháp phần tử liên tục (hay phương pháp độ cứng động), tác giả đã xây dựng được thuật toán và chương trình máy tính để phân tích dao động tự do của một số kết cấu tấm và vỏ composite lớp với các kích thước và điều kiện biên khác nhau tương tác với chất lỏng.

2. Bốn chương trình tính viết bằng ngôn ngữ Matlab đã được xây dựng và cho những kết quả số tin cậy. Các chương trình tính này cho phép nghiên cứu dao động tự do của các dạng kết cấu:

+ Tấm Composite lớp chữ nhật đặt ngập trong chất lỏng - Chương trình VplateF. + Tấm Composite lớp đặt trên nền đàn hồi không thuần nhất - Chương trình VplateEF. + Vỏ trụ tròn Composite lớp chứa chất lỏng - Chương trình VcylF.

+ Vỏ nón cụt Composite lớp chứa chất lỏng - Chương trình VconF.

3. Thuật toán phần tử liên tục và các chương trình tính trong Matlab xây dựng được theo kỹ thuật vẽ đường cong đáp ứng (chuyển vị-tần số) đề xuất có nhiều ưu điểm: số lượng phần tử sử dụng ít, kết quả nhanh, độ chính xác cao trong tất cả các miền tần số (thấp và cao), không phụ thuộc vào việc chia lưới, tiết kiệm thời gian tính toán và dung lượng máy tính.

Kết quả số thu được cho nhiều lớp bài toán với các kết cấu tấm và vỏ composite cốt sợi/nền nhựa hữu cơ cho thấy chất lỏng đã làm giảm đáng kể (70-80%) tần số dao động riêng và làm thay đổi dạng dao động của các kết cấu so với khi không chứa chất lỏng.

4. Bộ số liệu thực nghiệm về tần số dao động riêng của vỏ trụ tròn và vỏ nón cụt Composite sợi thủy tinh/nhựa polyester tự chế tạo, chứa các mực nước khác nhau là những kết quả mới và tin cậy.

5. Có thể tham khảo các kết quả tính toán số và thực nghiệm trong phân tích dao động và thiết kế các bể chứa chất lỏng, kết cấu tàu thủy vỏ Composite tại Việt Nam.

Nhận xét

1. Kết quả tính toán số về dao động của tấm Composite lớp ngâm trong nước cho thấy:

+ Ảnh hưởng của mức ngập nước đến tần số dao động tự do của tấm chữ nhật khá rõ rệt. Đối với tấm Kim loại, tần số dao động tự do đầu tiên của tấm khi tiếp xúc với nước thay đổi khoảng 14% so với khi đặt trong không khí. Đối với tấm Composite lớp dặt nổi tren mặt nước, tần số dao động tự do đầu tiên giảm khoảng 69% so với tấm đặt trong không khí. Khi độ sâu nước tăng lên thì tần số dao động giảm. Khi độ sâu nước đạt trên một nửa chiều dài tấm thì phần trăm giảm gần bằng hằng số, tức là mặt thoáng nước không còn ảnh hưởng đến dao động của tấm chữ nhật Composite nữa.

+ Sự suy giảm của tần số dao động riêng của tấm Composite ngâm trong chất lỏng phụ thuộc vào cấu hình vật liệu, khối lượng riêng, vào tính dị hướng, kích thước tấm và điều kiện biên.

+ Khi tấm Composite lớp chữ nhật đặt trên nền đàn hồi không thuần nhất gồm nhiều đoạn nền, dộ cứng của nền Winkler hoặc nền Pasternak trên các đoạn nền ảnh hưởng nhiều đến tần số dao động tự do của cả tấm.

2. Kết quả tính toán số về dao động tự do của vỏ trụ tròn và vỏ nón cụt Composite lớp chứa nước cho thấy:

+ Mức nước chứa trong vỏ trụ tròn Composite lớp làm giảm mạnh mẽ tất cả các tần số dao động riêng của vỏ trụ, phần trăm giảm phụ thuộc vào từng loại vật liệu Composite, hình học, cấu hình vật liệu và điều kiện biên. Chẳng hạn, với vỏ trụ tròn Composite sợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dao động của kết cấu tấm và vỏ composite có tính đến tương tác với chất lỏng ( thông tin đưa lên mạng) (Trang 26 - 27)