thác trên phạm vi tồn quốc; hoạt động bộ máy, chun mơn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành; hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cấp tỉnh được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên phạm vi toàn quốc; phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc; thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc; hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành; hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cộng đồng.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cộng đồng trong nước có chương trình, dự án, hoạt động phi dự án. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hỗ trợ theo phương thức hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để thực hiện chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án.
Về tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ gửi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo thuyết minh chương trình, dự án, hoạt động phi dự án đến Cơ quan điều hành Quỹ; cơ quan điều hành Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt; sau khi Hội đồng quản lý Quỹ có quyết định phê duyệt, Giám đốc Quỹ thông báo cho đối tượng được hỗ trợ biết và triển khai thực hiện. (Báo Chính Phủ 18/3, Chí Kiên) đầu trang
THƯƠNG MẠI
Thủy sản nghẽn vì chi phí tăng
Chi phí sản xuất cịn cao vì giá thức ăn ln tăng, nguồn ngun liệu không ổn định, cộng với giá điện, giá nhân công tăng... đang là điểm nghẽn làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Từ đầu năm nay, giá bán của một doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn tôm chiếm thị phần lớn Việt Nam đã điều chỉnh tăng thêm 2.400 đồng/kg. Trước đó 10 tháng, DN này cũng điều chỉnh giá thức ăn tôm tăng thêm 2.100 đồng/kg.
Như vậy, người nuôi tôm nếu mua thức ăn từ công ty này sẽ phải chịu mức tăng giá trong 10 tháng qua lên tới 4.500 đồng/kg, ảnh hưởng đáng kể đến giá thành của sản phẩm tôm.
Đội giá, tăng phí
Nhiều ý kiến cho rằng giá thức ăn cho tôm ở Việt Nam luôn cao hơn các nước khác và người ni tơm có thể thua lỗ, nhưng DN thức ăn tơm thì chưa bao giờ rơi vào tình trạng này với việc tăng giá liên tục.
Ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc CTCP thực phẩm Sao Ta (một DN xuất khẩu tơm hàng đầu Việt Nam), chia sẻ chi phí thức ăn cho tơm cũng như chi phí tơm giống của nơng dân Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện nay, chi phí sản xuất 1kg tôm ở Việt Nam cao hơn khoảng 1USD so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Chi phí để kiểm tra kháng sinh cũng khiến DN ngành tôm thêm áp lực. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đồn thủy sản Minh Phú, chi phí kiểm tra kháng sinh cho 1kg tôm nguyên liệu khoảng 6.000 đồng, quy ra 1kg thành phẩm tốn khoảng 9.000 đồng, khiến sản phẩm tôm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh.