Điểm tựa của ngư dân

Một phần của tài liệu 19_3_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 29 - 60)

Giá tôm nguyên liệu cũng là thách thức lớn đối với việc gia tăng chi phí của nhiều DN chế biến thuỷ sản. Để giải bài toán này nhằm giảm thiểu được 10 – 20% chi phí đầu vào, tăng biên lợi nhuận, cơng ty Minh Phú đã áp dụng nuôi tôm công nghệ cao trên diện rộng để tăng tỷ trọng tự chủ nguồn cung lên 3 – 5 vụ/năm.

Tương tự, nhằm tăng tỷ lệ tự chủ đầu vào để giảm chi phí, CTCP thực phẩm Sao Ta hồi năm 2018 đã đầu tư nâng số lượng ao ni lên 200 ao, diện tích tăng thêm 40ha.

Giới chuyên gia lưu ý việc ni tơm manh mún ở Việt Nam sẽ khó có lãi vì chi phí cao (như chi phí thức ăn, chi phí nhân cơng cao 3 – 5 lần so với các quốc gia khác). Các nông trại nuôi tôm ở Việt Nam thường chỉ có diện tích 1 – 2ha, q thấp so với nhiều nước khác với mỗi nông trại khoảng 50ha.

Nguồn nguyên liệu thuỷ sản trong nước hiện nay không ổn định do nguồn lợi suy giảm, thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất cao. Đặc biệt, ngồi giá thức ăn cao thì con giống, hố chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nước ngồi.

Chính vì vậy, việc tự chủ nguồn nguyên liệu, gia tăng công suất chế biến đang được các DN ngành hàng cá tra áp dụng để cố gắng cắt giảm được chi phí. Như trường hợp CTCP Vĩnh Hồn trong năm nay sẽ mở rộng vùng nuôi cá tra thêm 220ha, giúp nguyên liệu tự sản xuất sẽ tăng 40% so với cùng kỳ, công suất chế biến cũng sẽ tăng từ mức 850 tấn nguyên liệu lên 1.130 tấn nguyên liệu/ ngày trong 2 năm tới.

Hay như công ty TNHH nuôi trồng thuỷ sản Nam Việt hồi đầu năm nay đã khởi công vùng nuôi cá tra công nghệ cao với quy mô 600ha, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Việc này giúp DN chủ động hồn tồn vùng ngun liệu, từ đó đạt mục tiêu nâng công suất từ 600 tấn nguyên liệu/ngày lên 1.100 tấn nguyên liệu/ngày.

Trợ lực giải bài tốn khó

Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí khơng chỉ nằm ở bài tốn giá nguyên liệu (tăng khoảng 20% – 30%), DN thuỷ sản còn phải đối mặt nhiều vấn đề như giá điện tăng, giá thức ăn, chi phí logistics cịn cao, chi phí nhân cơng tăng…

Đơn cử như giá điện điều chỉnh có thể tăng ở mức 8% trong tháng 3 này là một nỗi lo lớn với các DN thuỷ sản, do các nhà máy chế biến tiêu tốn nhiều năng lượng cho các khâu làm mát, trữ lạnh nguyên liệu, tẩy rửa dụng cụ…

30

Theo tính tốn của một chủ DN xuất khẩu cá tra, riêng tiền điện có thể phải tốn cả chục tỷ đồng, chi phí ở các nhà máy sẽ bị đội lên.

Ngồi ra, chi phí nhân cơng ngày càng tăng cũng là một áp lực cho các DN thuỷ sản trong bối cảnh ngành chế biến thuỷ sản đang "đỏ mắt" tìm cơng nhân, nhất là các DN ở Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều DN thuỷ sản đã tăng lương ở mức dao động 8-10 triệu đồng/ người/tháng, thậm chí có nơi cịn trả lương 14 triệu đồng cho các cơng nhân có kinh nghiệm nhưng vẫn thiếu nguồn lao động. Trong khi đó, nhiều cơng nhân thủy sản lại chuyển nghề vì cho rằng thu nhập bấp bênh, môi trường làm việc độc hại…

Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, một DN xuất khẩu tôm cho biết khi các hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước có hiệu lực, việc xuất khẩu của DN cũng chẳng dễ dàng gì, bởi giá nguyên liệu luôn cao hơn so với các quốc gia trong khu vực, cộng với chi phí lao động ngày một tăng cao.

Với nhiều áp lực về chi phí dẫn đến việc tăng giá thành sản phẩm, có thể thấy khả năng cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu so với các đối thủ khác trong khu vực là cả bài tốn khó giải nếu như khơng có sự hỗ trợ từ phía chính sách. (Thời Báo Kinh Doanh 18/3, Thế Vinh) đầu trang

Xuất khẩu thủy sản đón cú hích từ các hiệp định thương mại tự do

Mục tiêu của thủy sản Việt Nam không chỉ là đạt mốc xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2019 mà còn là phát triển bền vững dài hạn.

Nhiều chuyên gia nhận định, 2019 là năm ngành thủy sản Việt Nam có điều kiện thuận lợi để khơi phục sức mua ở các thị trường quan trọng, củng cố đà tăng trưởng do những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Cơ hội từ các FTA

Trao đổi với Báo TG&VN, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, lợi thế cắt giảm thuế quan từ các FTA đang và sắp có hiệu lực như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cùng với những diễn biến thuận lợi của yếu tố cung - cầu được đánh giá là những động lực quan trọng để xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh năm 2019 cũng như thời gian tới.

Theo đó, với CPTPP (có hiệu lực từ tháng 1/2019), gần như tồn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản, vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu ngay lập tức hoặc theo lộ trình.

Năm 2019 cũng đánh dấu hồn thành lộ trình cắt giảm thuế trong Hiệp định VJEPA. Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản khi thuế nhập khẩu tất cả các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Nhật Bản đã được đưa về 0%. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA cũng đang được các thành viên tích cực hồn tất thủ tục để sớm đi vào thực thi.

Theo ơng Trương Đình Hịe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), EVFTA đi vào thực thi sẽ là lực đẩy rất lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU, bởi có tới 90% số dịng thuế được cam kết cắt giảm về 0% trong khoảng thời gian ngắn.

Được biết, mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%, trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%. Tuy nhiên, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, khoảng 840 dịng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản sẽ giảm về 0%, số cịn lại có lộ trình cắt giảm từ 3 -7 năm.

31 Ngồi ra, theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thế giới nói chung và nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang có xu hướng gia tăng, cũng sẽ là điều kiện giúp các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ thiết lập mức tăng trưởng xuất khẩu mới. Thêm vào đó, kết quả cơng nhận tương đương theo chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA) không chỉ tạo thuận lợi cho xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ, mà cịn tác động tích cực lên các thị trường khác. Quan trọng nhất điều này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi thị trường ở khu vực EU sau thời gian gặp khó khăn.

Cịn đó những rào cản

Hiện Việt Nam thuộc top 5 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhưng khả năng duy trì sự phát triển cịn hạn chế. Theo các chuyên gia, thách thức của ngành thủy sản Việt Nam là quy hoạch và kiểm sốt quy hoạch trong cả chuỗi cịn thiếu đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tăng trưởng cũng như khả năng cạnh tranh.

Chất lượng con giống và nguồn cung con giống khơng ổn định, chi phí con giống, thức ăn, hóa chất, nhiên liệu đều cao nên giá thành sản phẩm cao. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ khả năng kiểm sốt tồn bộ q trình sản xuất ngun liệu từ con giống cho tới quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến.

Về rào cản thị trường, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, mặc dù mức thuế nhập khẩu thủy sản đã được nhiều thị trường cắt giảm đáng kể, áp lực về thuế chống bán phá giá với tôm, cá tra vào Mỹ cũng được hạ nhưng thủy sản vẫn là một trong những nhóm sản phẩm phải đối mặt với nhiều rào cản nhất hiện nay. Đặc biệt, chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ áp dụng với 13 loài thủy sản tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ theo bộ quy tắc mới về truy xuất nguồn gốc. Dữ liệu về quy trình từ ni trồng, đánh bắt đến khi nhập khẩu phải được khai báo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Yêu cầu này khiến việc thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vào Mỹ trở nên khó khăn hơn.

Ngồi ra, Trung Quốc - một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam - những năm gần đây cũng siết chặt kiểm sốt an tồn thực phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn trong đăng ký bổ sung các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào danh sách sản phẩm được chấp thuận nhập khẩu vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Đặc biệt hơn, việc bị EU cảnh báo thẻ vàng IUU từ tháng 10/2017 đã khiến xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản sang EU giảm từ 4 - 20% (năm 2018); Tăng trưởng xuất khẩu chung mặt hàng hải sản của Việt Nam bị chững lại.

Mặc dù phía EU ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam trong việc thực hiện các cảnh báo khai thác IUU, nhưng việc khắc phục các tồn tại vẫn chưa đạt yêu cầu. Cụ thể, quy trình thực hiện xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác theo quy định IUU vẫn bị vướng vì những bất cập cũng như sự thiếu đồng bộ giữa quy định, cơ hạ tầng, kỹ thuật tại các đơn vị thực hiện, đặc biệt là cảng cá. Do đó, cảnh báo thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam đang được tiếp tục gia hạn chứ chưa được gỡ bỏ.

Theo các chuyên gia, đứng trước những thách thức khơng nhỏ đó, địi hỏi ngành thủy sản phải sớm xây dựng quy hoạch nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu. Cần có biện pháp vận động ngư dân tuân thủ hoạt động đánh bắt theo quy định, không vi phạm IUU.

Việc củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm Việt Nam và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Australia… cũng là một trong những biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 và phát triển bền vững. (Tạp Chí Tài Chính

32

Doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham gia Hội chợ thủy sản Boston 2019

15 doanh nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam đã tham gia Hội chợ thủy sản Boston, sự kiện thường niên lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, khai mạc ngày 17/3, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới.

Quang cảnh Hội chợ. (Ảnh: Hồi Thanh/TTXVN).

Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia 2019, đoàn Việt Nam do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn đầu gồm một số công ty đã khẳng định được thương hiệu trên trường quốc tế từ nhiều năm nay như công ty thủy sản Vinh Hoan, Minh Phú, Hùng Vương và nhiều thương hiệu lớn khác như công ty Nghi Sơn, Trang Thủy, hay Seaprimexco.

Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ bao gồm thủy-hải sản đông lạnh, tươi sống, được chế biến cũng như các thiết bị công nghệ chế biến hiện đại.

Hội chợ đã diễn ra nhiều hội thảo về cập nhật xu hướng phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành thủy sản nói riêng, dự báo về tăng trưởng trong thời gian tới cũng như những ảnh hưởng của xu hướng người tiêu dùng và các công cụ tài chính như lãi suất và chính sách tiền tệ đối với ngành thủy sản toàn cầu.

Đây là nơi doanh nghiệp có thể chia sẻ thơng tin về tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc sản phẩm và sử dụng các thiết bị điều khiển từ xa trong nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới đại dương và mơi trường nói chung.

Với tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng có nhiều khởi sắc, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu không chỉ hai mặt hàng chủ lực là cá tra và tơm mà cịn nhiều sản phẩm chế biến khác có giá trị gia tăng cao, theo bà Tơ Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký VASEP.

33

Dự kiến, Ban tổ chức Hội chợ thủy sản Boston sẽ trao giải thưởng “Sản phẩm bán lẻ tốt nhất” và “sản phẩm mới tốt nhất” trong 3 ngày diễn ra hội chợ (17-19/3).

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 9 tỷ USD. Thủy sản Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

Theo đó, lợi thế cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang và sắp có hiệu lực như: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cùng với những diễn biến thuận lợi của yếu tố cung- cầu và trong thương mại thủy sản toàn cầu được đánh giá là những xung lực quan trọng để xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh năm 2019 cũng như thời gian tới.

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thế giới nói chung và nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng sẽ là điều kiện giúp các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ thiết lập mức tăng trưởng xuất khẩu mới.

Đối tác nước ngồi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN).

Đại diện Ủy ban Tôm của VASEP cho biết, với mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019, Mỹ được xác định là thị trường tăng trưởng chủ chốt với kim ngạch dự kiến sẽ đạt 750 triệu USD, tăng 17,6% so với năm 2018.

34

Ngoài ra, sức tiêu thụ tôm ở các thị trường xuất khẩu quan trọng khác của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang có xu hướng tăng mạnh. Dự kiến, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Nhật Bản sẽ tăng khoảng 14%, đạt 730 triệu USD, mức tăng tương tự tại Hàn Quốc sẽ là gần 30% và đạt kim ngạch 500 triệu USD.

Song song với đó, nhu cầu của thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam hiện nay là EU cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở Anh và Hà Lan. Đó là cơ sở để ngành tôm đưa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt mức 1 tỷ USD trong năm 2019.

Tuy nhiên, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, khoảng 840 dịng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản sẽ giảm về 0%, số cịn lại có lộ trình cắt giảm từ 3-7 năm. Một số mặt hàng đặc biệt như cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu trong ngắn hạn và đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, địi hỏi phải có những giải pháp căn cơ, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng chuỗi sản xuất-chế biến thủy sản và củng cố năng lực nắm bắt thời cơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. (Doanh Nhân VN 18/3, Minh Nhật) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất nhuyễn thể giống

Khởi nghiệp chỉ một cơ sở với 8 bể ương ấu trùng hàu. Đến nay, cơ sở anh Vỵ tổ chức sản xuất với 160 bể ương ấu trùng hàu. Mỗi năm cơ sở cung cấp ra thị trường khoảng 2,5 triệu mảnh có

Một phần của tài liệu 19_3_2019 Ban tin Thuy san - Full (Trang 29 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)