Rủi ro ngoại hố

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank 2010 - 2012 (Trang 39 - 43)

5. Phân tích rủi ro thị trường: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hố

5.2.Rủi ro ngoại hố

Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi.

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền.

Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái.

Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị ngoại hối, cụ thể:

Nếu ngân hàng có dư dật về ngoai tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.

Nếu ngân hàng ở vị đoản về loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi nếu ngoại tệ đó xuống giá.

Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây tổn thất cho các nhà giao dịch. Dư dật về ngoại tệ càng lớn thì rủi ro càng cao khi tỷ giá giảm; ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng không ít khi tỷ giá giảm.

Khi phân biệt tình hình lãi, lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh số lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lỗ, lãi dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một ngân hàng.

5.2.1.Trạng thoái ngoại hối của từng loại ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ = TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ (Bao gồm cả cam kết

ngoại bảng)

EUR được quy đổi 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

Tổng tài sản có (1) 583.519 938.759 766.996

Tổng tài sản nợ (2) 582.062 574.081 766.156

Cam kết ngoại bảng (3) 1.931 (359.668) (7.619)

USD được quy đổi 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

Tổng tài sản có (1) 14.434.410 31.529.339 28.686.071 Tổng tài sản nợ (2) 15.134.505 33.235.157 31.912.436 Cam kết ngoại bảng (3) (25.603) (1.143.052) 633.152

Trạng thái ngoại tệ (=(1) - (2) + (3)) (725.698) (2.848.870) (2.593.123)

Các loại ngoại tệ khác được quy đổi 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

Tổng tài sản có (1) 914.934 1.782.923 1.291.086

Tổng tài sản nợ (2) 914.306 732.066 1.301.147

Cam kết ngoại bảng (3) 2.818 (1.058.782) 1.314

Trạng thái ngoại tệ (=(1) - (2) + (3)) 3.446 (7.925) (8.747) 5.2.2.Tổng trạng thái ngoại hối trường/đoản của các loại ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ các loại ngoại tệ được quy đổi

31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012

Trạng thái ngoại tệ EUR 3.388 5.010 (6.779)

Trạng thái ngoại tệ USD (725.698) (2.848.870) (2.593.123) Trạng thái ngoại tệ các NT

khác

3.446 (7.925) (8.747)

Tổng trạng thái ngoại tệ (718.864) (2.851.785) (2.608.649) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu tính toán, trạng thái ngoại hối ngoại tệ ở trên:

Trạng thái ngoại hối của cá ngoại tệ hầu như chủ yếu ở trạng thái đoản về ngoại tệ, ngày càng có xu hướng giảm. Tức là, chi ngoại tệ ngày càng tăng và tốc độ tăng lớn hơn so với thu ngoại tệ.

Với EUR, trạng thái ngoại tệ năm 2011 tăng so với 2010 là 1622, tuy nhiên đến quí 3 2012, trạng tháin goại tệ giảm mạnh.

Với USD và các ngoại tệ khác, trạng thái ngoại tệ giảm dần từ 2010 đến quí 3 2012, giảm mạnh nhất là năm 2011, giảm tới 11371. Trong đó, USD chiếm tỉ trọng lớn trong giao dịch ngoại hối.

Nguyên nhân của tình trạng này do:

USD là đồng tiền mạnh, được sử dụng rộng rãi.

Việc biến động tỉ giá ngoại hối qua các năm đặc biệt là tỉ giá USD. Năm 2010, tháng 1.2010 tỉ giá usd lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữatháng 2/2010, tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD), tuy nhiên lại tăng mạnh vào cuối

năm.Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu

năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2- 2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Nửa sau năm 2011 Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối

Ngày 29-4-2011 trở thành mốc sự kiện quan trọng cho quãng bình yên của tỷ giá về sau...

5.2.3.Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với tổng tài sản/vốn chủ sở hữu 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 Tổng trạng thái ngoại tệ (TTNT) (718.864) (2.851.785) (2.608.649) Tổng tài sản (TTS) 131.105.060 183.680.052 160.878.828 Vốn chủ sở hữu (VCSH) 13.505.922 16.313.143 15.528.135 Tỷ lệ TTNT/TTS 0,55% 1,55% 1,62% Tỷ lệ TTHT/VCSH 5,32% 17,48% 16,80% .

Tổng trạng thái ngoại tệ rơi vào trạng thái đoản về ngoại tệ, trạng thái này ngày càng tăng do sự ảnh hưởng nghiêng về trạng thái đoản về ngoại tệ của USD, EUR và các ngoại tệ khác. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn dưới mức qui định của Thông tư số

07/2012/TT-NHNN của nhà nước về trạng thái ngoại tệ là +/-20%.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng eximbank 2010 - 2012 (Trang 39 - 43)