Vi phạm trong giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đa

Một phần của tài liệu 2021_11_10_10_35_18_637721373182344430_Tài liệu Ban kinh tế - xã hội HĐND huyện, xã nhiệm kỳ 2021-2026-đã chuyển đổi (Trang 52 - 56)

III. Nhận diện một số vi phạm phổ biến trong quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương

3. Vi phạm trong giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đa

đất đai

Hiện nay, trên thực tế, các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai vẫn diễn ra nhiều ở các địa phương và tập trung vào các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng đơn thư khiếu nại, khiếu kiện và cả tố cáo mà Bộ nhận được hàng năm cịn q nhiều, trong đó đất đai chiếm 98%. Từ năm 2015 đến năm 2018 trong số 21.274 đơn thư mà Bộ nhận được thì chỉ có 8.330 đơn thư đủ điều kiện xử lý, trong đó có 216 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, 1.502 vụ việc được địa phương giải quyết hết thẩm quyền nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, 6.612 vụ việc địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền, công dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp đến các cơ quan trung ương.

Để giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp khiếu nại, khiếu kiện đất đai kéo dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 3215/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 05 tháng 8 năm 2015 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và

xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành Công văn số 1660/TCQLĐĐ- CKSQLSDĐĐ ngày 09 tháng 11 năm 2015 và Công văn số 1678/TCQLĐĐ- CKSQLSDĐĐ ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn lập báo cáo theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, nhiều địa phương đã tiến hành triển khai, thu thập đánh giá theo hệ thống biểu mẫu theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai để xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hàng năm.

CÂU HỎI THẢO LUẬN20

1. Hãy làm rõ những điểm khác biệt cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.

2. Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cần phải lưu ý những vấn đề gì khi thu thập, xử lý thông tin trong hoạt động giám sát quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương?

3. Hoạt động phản ánh kết quả giám sát trong quản lý nhà nước về đất đai của HĐND ở địa phương (nơi cá nhân đại biểu HĐND cơng tác) có những khó khăn gì? Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

4. Các loại vi phạm phổ biến trong quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện và cấp xã? Liên hệ với thực tiễn ở địa phương (nơi cá nhân đại biểu HĐND công tác).

5. Đại biểu HĐND cần phải quan tâm những kỹ năng nào để nâng cao hiệu quả giám sát đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương? Liên hệ thực tế cá nhân đại biểu HĐND.

20Giảng viên có thể đưa ra những câu hỏi/tình huống khác để thảo luận, trao đổi phù hợp với thực tế của địa phương, nhu cầu học viên và điều kiện lớp học. phương, nhu cầu học viên và điều kiện lớp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC VIÊN21

1. Luật Đất đai năm 2013.

2. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.

3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019.

4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 5. Các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai do chính quyền địa phương ban hành.

21Giảng viên cập nhật, giới thiệu thêm những tài liệu tham khảo khác cho học viên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tìm kiếm tài liệu của học viên. của địa phương và khả năng tìm kiếm tài liệu của học viên.

Chuyên đề 10

KỸ NĂNG GIÁM SÁT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN, XÃ Ở HUYỆN, XÃ

Một phần của tài liệu 2021_11_10_10_35_18_637721373182344430_Tài liệu Ban kinh tế - xã hội HĐND huyện, xã nhiệm kỳ 2021-2026-đã chuyển đổi (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)