Sau một thời gian phát triển, các sản phẩm của Techcombank đưa ra đã được chuyên biệt hóa, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ mà đã được tăng cường sự hỗ trợ của nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm, cho vay mua nhà, tín dụng tiêu dùng…
Năm 2007, Techcombank đã đặt ra chiến lược dài hạn của mình là đi vào thị trường bán lẻ, tức là chú trọng vào các dịch vụ tài chính các nhân như cho vay tiền để phục vụ tiêu dùng hay dịch vụ cung cấp thẻ thanh toán dành cho các cá nhân. Với hướng đi này, Techcombank là một trong những ngân hàng đàu tiên có 1 định hướng rất mới mẻ, bởi vì lúc đó ít ngân hàng ở Việt Nam đánh giá cao định hướng này. Các ngân hàng thương mại Việt
Nam với lối kinh doanh truyền thống là hướng đến và xoay chuyển đồng tiền với đối tượng là các doanh nghiệp. Thực tế là bản thân người tiêu dùng các nhân ở Việt Nam chưa có thói quen sử dụng tài khoản, thẻ thanh toán và trước đây việc đi vay để tiêu dùng, mua sắm các tài sản xa xỉ như ô tô, nhà cửa chưa phổ biến. Tuy nhiên Tehcombank đã sớm nhận ra với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, Việt Nam sẽ là một thị trường mới nổi trong tương lại thì dịch vụ tài chính các nhân sẽ phổ biến hơn khi xã hội phát triển và dân trí được nâng cao.
Với hướng đi chiến lược này thì Techcombank có tham vọng đến cuối năm 2011 sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam. Gần đây thì đã có rất nhiều ngân hàng cũng đã nhận tiềm năng của xu hướng này và bắt đầu đi theo hướng chú ý vào dịch vụ tài chính cá nhân, nhưng Techcombank với lợi thế đi trước đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng tố hơn bởi vì dịch vụ tài chính các nhân gắn liền với người dân, nên đòi hỏi phải có được cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp.
Với kế hoạch trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới để có độ phủ lớn hơn tới các đối tượng khách hàng cá nhân, kinh doanh hộ cá thể…Năm 2009, Techcombank đã mở thêm 9 chi nhánh, 39 phòng giao dịch (trong đó có 19 phòng giao dịch đã đi vào hoạt động), 2 quỹ tiết kiệm và thành lập 2 đơn vị sự nghiệp là trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh miềm bắc và miền nam. Tính đên 31/12/2009, Techcombank có 188 địa điểm kinh doanh được phân bổ hoạt động tại 42 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Dự kiến trong năm 2010, Techcombank sẽ mở thêm khoảng 10 chi nhánh và một số phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm nâng tổng số mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm lên 300 địa điểm kinh doanh.
Trong số những khách hàng cá nhân, Techcombank hiện tại cũng tập trung trước hết vào lực lượng khách hàng V.I.P. Techcombank là một ngân hàng đi đầu trong việc xây dựng một hệ thống nơi tiếp khách hàng riêng, đặc biệt cho các khách hàng V.I.P của mình với rất nhiều tiện nghi hiện đại, sang trọng.
Bên cạnh đó theo ông Nguyễn Đức Vinh, tổng giám đốc Techcombank từ đầu năm 2009 ban lãnh đạo Techcombank đã hợp tác cùng với các nhà tư vấn hàng đầu về chiến lược trên thế giới để đánh giá và tư vấn cho Techcombank một chiến lược phát triển mới phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hơn, thách thức hơn. Ví dụ như Techcombank là một ngân hàng Việt Nam được tổ chức tư vấn chiến lược McKinsey chọn để tư vấn trong việc rà soát công việc của từng cá nhân, từng bộ phận trong ngân hàng, tìm ra các điểm yếu cần khắc phục để có thể hoàn thiện được bộ máy.
Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa hệ thống ngân hàng lõi (corebanking) vào hoạt động, với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đã xây dựng một mô hình quản trị hiện đại với các khối chức năng chuyên biệt, hoạt đông minh bạch hạn chế rủi ro và tất cả hướng tới phục vụ khách hàng một cách tố nhất. Thông thường với khách hàng là các doanh nghiệp thì từng chi nhánh có nhiều quyền hạn trong việc phê duyệt đối với các khoản vay và có quyền tự quyết định về chi phí hoạt động của chi nhánh mình. Nhưng khi phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, đòi hỏi số lượng phòng giao dịch, các chi nhánh bán lẻ và các phó tổng giám đốc để phục vụ dân chúng phải tăng lên nhiều. Xuất phát từ mạng lưới rộng như vậy, nếu để quản lý chuyên quyền như cũ thì sẽ rất khó cho Hội sở của ngân hàng trong việc nắm bắt các thông tin quản trị. Chính vì vậy, Techcombank đã đề ra chiến lược quản lý tập trung. Các chi nhánh thay vì có quyền phê duyệt các khoản vay như trước đây giờ phải gửi hồ sơ lên trung tâm chuyên trách được lập ra với tên gọi Trung tâm phê
duyệt tập trung. Về chi phí trong quá trình hoạt động, tất cả các nhu cầu đều được tập trung để mua sắm đồng loạt rồi phân phối lại về cho các đơn vị để có thể giảm thiểu được thất thoát.