Sự thay đổi các yếu tố tăng cường 71

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 81 - 87)

72

Ở huyện Đại Từ, trước can thiệp tỷ lệ phụ nữ có thai/ sinh con được CBYT tư

vấn về dấu hiệu nguy hiểm khi có thai là 18,4%, sau can thiệp tăng lên 81,0% (p<0,001). Tỷ lệ phụ nữ có thai/ sinh con được tư vấn về nguy cơ CNTC trước can thiệp là 13,1%, sau can thiệp đã tăng lên 63,5% (p<0,001).

Ở huyện Đồng Hỷ, giai đoạn đánh giá trước tỷ lệ phụ nữ có thai/ sinh con

được tư vấn về dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai là 7,0% và ở giai đoạn đánh giá sau là 4,3%, không có sự khác biệt về tỷ lệ này giữa hai thời điểm đánh giá (p>0,05). Về tư vấn nguy cơ CNTC, tỷ lệ phụ nữ có thai/ sinh con được tư vấn ở đánh giá trước là 5,6% và đánh giá sau là 2,8%, không có sự khác biệt giữa hai lần

đánh giá (p>0,05).

Tỷ lệ tư vấn về dấu hiệu nguy hiểm khi có thai và tư vấn về nguy cơ CNTC ở

huyện Đại Từ sau can thiệp đều cao hơn so với huyện Đồng Hỷ (p<0,001).

3.2.4 Sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành chung của PNCC hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung

3.2.4.1 Sự thay đổi kiến thức về chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng

Bảng 3.11: Sự thay đổi kiến thức chung về chửa ngoài tử cung ở phụ nữ có chồng trước và sau can thiệp

Huyện Trước can thiệp Sau can thiệp p sự thay đổi KTC95%

TB ĐLC TB ĐLC

Đại Từ 8,7* 2,8 13,3** 4,5 <0,001 4,1-5,0

Đồng Hỷ 8,9* 3,2 8,8** 3,9 >0,05 (-0,54)-0,27

Chung 8,83 3,0 10,93 4,7 <0,001 1,78-2,43

* p>0,05; ** p<0,001

Điểm trung bình kiến thức chung về CNTC của phụ nữ ở huyện Đại Từ

trước can thiệp là 8,7 điểm và ở huyện Đồng Hỷ là 8,9 điểm. Không có sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức chung về CNTC giữa hai nhóm (p>0,05) ở giai đoạn trước can thiệp. Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức chung về CNTC của phụ

nữở huyện Đại Từ là 13,3 điểm, tăng hơn so với giai đoạn trước can thiệp khoảng 4,7 điểm (p<0,001). Với huyện Đồng Hỷ, điểm trung bình kiến thức sau can thiệp là 8,8 điểm, không có sự khác biệt so với giai đoạn trước can thiệp (p>0,05).

Bảng 3.12: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp*

Biến s H s hi qui (β) Sai s chun KTC95% ca h s hi qui Nhóm can thiệp

- Không can thiệp

- Can thiệp 4,4 0,29 3,8-5,0 Chênh với tuổi TB mẫu (cTUOI) -0,003 0,02 -0,05-0,04 Nghề nghiệp - Nghề khác - Làm ruộng 1,07 0,54 0,008-2,13 Trình độ học vấn - Từ THCS trở xuống - Trên THCS 0,33 0,49 -0,63-1,3 Dân tộc - Dân tộc khác - Dân tộc Kinh -0,48 0,39 -1,25-0,28

Nghe CNTC trước can thiệp

- Chưa nghe về CNTC

- Đã nghe về CNTC -2,9 0,3 -3,5- (-2,36)

n=1094; R2=0,26; F=62; p=0,000; Hệ số β0= 1,26

* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch giữa kiến thức chung về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp (Điểm chênh kiến thức)

* Biến độc lập chính: Can thiệp Phương trình tuyến tính:

Đim chênh kiến thc = 1,26 +4,4*(can thip) - 0,003*(cTUOI) +1,07*(ngh nghip)

+0,33*(trình độ hc vn)-0,48*(dân tc) – 2,9*(nghe v CNTC)

Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là điểm chênh kiến thức về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp cho thấy: ở các nhóm PNCC có nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau thì điểm chênh kiến thức về CNTC giữa trước và sau can thiệp ở

PNCC huyện Đại Từ cao hơn PNCC huyện Đồng Hỷ là 4,4 điểm (p<0,001).

3.2.4.2 Sự thay đổi thái độ về chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng

Điểm trung bình thái độ về CNTC của phụ nữ có chồng của huyện Đại Từ

trước can thiệp là 53,8 và sau can thiệp đã tăng khoảng từ 5,7-6,9 điểm lên 60,1

74

đánh giá ban đầu là 53,1 và ở giai đoạn đánh giá sau là 53,8 điểm, không có sự

khác biệt vềđiểm trung bình giữa hai thời điểm đánh giá (p>0,05).

Bảng 3.13: Thái độ về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp Huyện Trước can thiệp Sau can thiệp p sự thay đổi KTC95%

TB ĐLC TB ĐLC

Đại Từ 53,8* 5,6 60,1** 4,5 <0,001 5,7-6,9

Đồng Hỷ 53,1* 7,1 53,8** 6,8 >0,05 (-0,1)-1,5

Chung 53,4 6,4 56,8 6,6 <0,001 2,8-3,9

* p>0,05; ** p<0,001

Không có sự khác biệt vềđiểm trung bình thái độ về CNTC của phụ nữở giai

đoạn trước can thiệp (p>0,05). Ở giai đoạn sau can thiệp thì điểm trung bình thái độ

về CNTC của nhóm phụ nữ ở huyện Đại Từ cao hơn ở huyện Đồng Hỷ khoảng 6

điểm (p<0,001).

Bảng 3.14: Mô hình đa biến về sự thay đổi thái độ với CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp*

Biến số Hệ số hồi qui

(β) Sai số chuẩn KTC95% của hệ số hồi qui Nhóm can thiệp

- Không can thiệp

- Can thiệp 3,61 0,6 2,5-4,7

Chênh kiến thức 0,42 0,05 0,3-0,5

Trình độ học vấn

- Từ THCS trở xuống

- Trên THCS -1,04 0,67 -2,4 - 0,28 Nghe về CNTC trước can thiệp

- Chưa nghe về CNTC

- Đã nghe về CNTC -0,74 0,54 -1,8- 0,33

n=1091; R2=0,16; F=52; p=0,000; Hệ số β0= 1,39

* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch thái độ về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp (Điểm chênh thái độ)

* Biến độc lập chính: Can thiệp Phương trình tuyến tính:

Điểm chênh thái độ =1,39+3,6*(can thiệp)+0,42*(chênh kiến thức)-1,04*(trình độ học vấn) -0,74*(nghe về CNTC)

Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là điểm chênh thái độ về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp cho thấy: ở các nhóm PNCC có

điểm chênh kiến thức, trình độ học vấn và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau thì điểm chênh thái độ về CNTC giữa trước và sau can thiệp ở PNCC huyện Đại Từ cao hơn PNCC huyện Đồng Hỷ là 3,6 điểm (p<0,001).

3.2.4.3 Sự thay đổi thực hành hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng

Bảng 3.15: Thực hành về CNTC của phụ nữ 15-49 tuổi trước và sau can thiệp Huyện Trước can thiệp Sau can thiệp p sự thay đổi KTC95%

TB ĐLC TB ĐLC

Đại Từ 7,0* 3,5 10,3** 2,5 <0,001 2,4-4,9

Đồng Hỷ 6,8* 3,8 6,8** 3,8 >0,05 (-1,4)-1,0

Chung 6,9 3,6 8,4 3,7 <0,01 0,7-2,5

* p>0,05; ** p<0,001

Điểm thực hành về CNTC trung bình của phụ nữ huyện Đại Từ giai đoạn trước can thiệp là 7,0 cũng tương đương với điểm trung bình của phụ nữ huyện

Đồng Hỷ là 6,8 điểm (p>0,05). Sau can thiệp, điểm thực hành về CNTC trung bình

ở phụ nữ huyện Đại Từ tăng lên 10,3 điểm cao hơn so với trước can thiệp (p<0,01);

ở nhóm phụ nữ của huyện Đồng Hỷ thì điểm thực hành trung bình về CNTC ở giai

đoạn đánh giá sau cũng là 6,8 điểm, không khác so với giai đoạn đánh giá trước (p>0,05).

Ở giai đoạn đánh giá sau can thiệp, điểm thực hành TB về CNTC của nhóm phụ nữ huyện Đại Từ cao hơn so với nhóm phụ nữ huyện Đồng Hỷ (p<0,001).

Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Bảng 3.16) với biến phụ thuộc là

điểm chênh thực hành về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp cho thấy: ở các nhóm PNCC có nghề nghiệp, điểm chênh thái độ trước và sau can thiệp, chênh của tuổi so với tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau thì điểm chênh thực hành về CNTC giữa trước và sau can thiệp

76

Bảng 3.16: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành phòng CNTC ở PNCC trước và sau can thiệp*

Biến s H s hi qui (β) Sai s chun KTC95% ca h s hi qui Nhóm can thiệp

- Không can thiệp

- Can thiệp - 3,68 - 0,92 - 1,85-5,5 Chênh thái độ trước và sau CT 0,1 0,04 0,01-0,19 Chênh với tuổi TB mẫu (cTUOI) 0,11 0,08 (-0,04) - 0,26 Nghề nghiệp - Nghề khác - Làm ruộng - 1,67 - 1,2 - (-0,67)-4,0 Nghe về CNTC trước can thiệp

- Chưa nghe về CNTC - Đã nghe về CNTC - -1,4 - 0,9 - (-3,1)- 0,35 n=131; R2=0,23; F=7,5; p=0,000; Hệ số β0= -0,78

* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch thực hành về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp (Điểm chênh thực hành)

* Biến độc lập chính: Can thiệp Phương trình tuyến tính:

Điểm chênh thực hành =-0,78+3,68*(can thiệp)+0,1*(chênh thái độ)- 0,11*(cTUOI) +1,67*(nghề nghiệp) -1,4*(nghe về CNTC)

Bảng 3.17: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung của phụ nữ có chồng Kiến thức, thái độ, thực hành Trước can thiệp (%) Sau can thiệp (%) Chỉ số hiệu quả (%) Hiệu quả can thiệp Kiến thức >8,8 điểm Đồng Hỷ 49,6 58,0 16,9 75,8 Đại Từ 46,7 90,0 92,7 Thái độ >53,3 điểm Đồng Hỷ 57,2 61,3 7,2 72,1 Đại Từ 51,1 91,6 79,2 Thực hành >6,9 điểm Đồng Hỷ 58,7 57,7 -1,7 68,4 Đại Từ 56,2 93,7 66,7

Tỷ lệ PNCC ở huyện Đồng Hỷ có điểm kiến thức trên 8,8 điểm ở thời điểm

đánh giá trước là 49,6% và ở thời điểm đánh giá sau là 58%; các tỷ lệ này ở huyện

Đại Từ lần lượt là 46,7% và 90%. Chỉ số hiệu quảở huyện Đồng Hỷ (nhóm chứng) là 16,9% và ở huyện Đại Từ là 92,7%. Hiệu quả can thiệp lên kiến thức của PNCC về CNTC là 75,8%.

Về thái độ, tỷ lệ PNCC ở huyện Đồng Hỷ có điểm thái độ trên 53,3 điểm ở đánh giá trước là 57,2% và ởđánh giá sau là 61,3%; chỉ số hiệu quảở huyện Đồng Hỷ là 7,2%. Ở huyện Đại Từ, tỷ lệ PNCC trước can thiệp có điểm thái độ trên 53,3 là 51,1% và sau can thiệp tỷ lệ này là 91,6%; chỉ số hiệu quả là 79,2%. Hiệu quả

can thiệp lên thái độ của PNCC về CNTC là 72,1%.

Có 58,7% PNCC ở huyện Đồng Hỷ có điểm thực hành trên 6,9 điểm ở thời

điểm đánh giá trước; tỷ lệ này ở đánh giá sau là 57,7%. Với huyện Đại Từ, trước can thiệp có 56,2% PNCC có điểm thực hành trên 6,9 điểm, sau can thiệp tỷ lệ này là 93,7%. Chỉ số hiệu quảở huyện Đồng Hỷ là -1,7% và ở huyện Đại Từ là 66,7%. HQCT lên thực hành của PNCC hướng tới chẩn đoán sớm CNTC là 68,4%.

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)